Tính toán với số liệu áp suất (MDT)

Một phần của tài liệu Xác định đới chuyển tiếp, ranh giới dầu nước và các thông số vật lý thạch học của tầng sản phẩm R7-cấu tạo X lô 11.1 bồn trũng Nam Côn Sơn (Trang 90 - 103)

Bảng 4. 4: Số liệu áp suất tầng R7

Áp suất Độ sâu TVDss Pi-P(i-1) Di-D (i-1) psi/m psi/ft

psi m psi m 4.705,55 3.285,53 3,19 4,32 0,738426 0,225061 4.708,74 3.289,85 3,04 3,24 0,938272 0,285971 4.711,78 3.293,09 14 8,9 1,573034 0,479437 4.725,78 3.301,99 17,82 11,37 1,567282 0,477684 4.743,6 3.313,36 1,15 0,88 1,306818 0,398299 4.744,8 3.314,24 17,95 12,27 1,462918 0,442692 4.762,7 3.326,51 -4.762,7 -3.326,51 1,431741 0,436373 Đường dầu 0,35psi/ft+900 4.672,754265 4.677,714895 4.681,435367 4.691,655184 4.704,71185 4.705,72228 4.719,811352

Số liệu MDT cho kết quả chỉ có hai điểm dầu, do vậy khi vẽ đường xu hướng gradient áp suất của dầu đòi hỏi phải có sự ngoại suy logic (nhưng hiển nhiên cách vẽ nào đi nữa thì độ dốc của đường dầu được vẽ phải lớn hơn hoặc bằng độ dốc của đường dầu có gradient bằng 0,35psi/ft cùng vẽ trên biểu đồ trực giao, (mặc dù trên thực tế có những mỏ dầu mà tại đó khảo sát thấy gradient áp suất của dầu lớn hơn 0,35 psi/ft- giá trị 0,35 psi/ft chỉ là giá trị chung mang tính chất đại diện, còn trường hợp dầu có thành phần nặng chiếm tỉ phần cao thì rõ ràng giá trị tương đương này sẽ có thể cao hơn). Tuy nhiên theo kết quả thử DST của Total năm 1995 thì dầu ở cấu tạo X này có mật độ trung bình là 0,8268 g/cc- thuộc loại dầu có mật độ trung bình.

Một ngoại suy đơn giản là áp suất chất lưu tại một điểm nó không chỉ phụ thuộc vào độ sâu của nó (khoảng chiều cao cột chất lỏng bên trên) mà nó còn phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính chất lưu (mật độ chất lưu- điều này lại liên quan chặt chẽ đến các thành phần nặng hơn trong chất lưu, độ khoáng hóa của chất lưu-đặc tính này thay đổi theo chiều sâu trong cùng một tầng chứa). Do vậy nếu như khảo sát được điểm thứ ba thì điểm đó cho áp suất lớn hơn áp suất tại điểm 2 là điều dễ thấy và như thế- Trendline đi qua giữa hai điểm dầu (do giả thiết điểm dầu thứ 3 tồn tại nằm dưới điểm dầu thứ 2), và cách vẽ như hình dưới hoàn toàn thỏa mãn điều kiện đường dầu dốc hơn đường dầu có gradient 0,35psi/ft. Trường hợp này cho ta vị trí giao cắt giữa đường dầu và nước tại 3.297,5 mTVDss (3.657,5m MD).

Hình 4. 18: Biểu đồ áp suất – chiều sâu của chất lưu R7

Kiểm tra với kết quả tỉ số C1/C2 của carota khí cho thấy ranh giới dầu nước nằm vào khoảng độ sâu 3657 đến 3658mMD (3297-3298m TVDss). Trong thực tế thì ranh giới dầu nước của một tầng sản phẩm không phải là một mặt phẳng hoàn toàn, vì vậy khi tổng hợp của 3 kết quả, carota khí, carota minh giải và MDT xác định tại giếng khoan này ranh giới dầu nước tầng R7 tại 3.657,3mMD 3.324,8mTVD-3.297,3mTVDss. Và chiều dày đới chuyển tiếp bắt đầu từ độ sâu 3.653mMD đến 3.657,3mMD tương đương 3.321,2mTVD đến 3.324,6mTVD tức khoảng 3,4m chiều dày thực phía trên ranh giới dầu nước.

Hình 4. 19: Sơ đồ nóc R7 và mô hình mặt cắt

4.4 Các kết quả về thông số vỉa và đánh giá chất lượng tầng sản phẩm R7 qua minh giải logs với module PetroViewPlus – GeoFrame qua minh giải logs với module PetroViewPlus – GeoFrame

Qua quá trình minh giải tài liệu carota của tầng R7 với 4 mô hình tính toán độ bão hòa nước cho đá chứa cát sét cho thấy kết quả từ mô hình Waxman-Smiths là không đáng tin cậy do không đủ tài liệu để xác định các tham số phức tạp của mô hình- như nồng độ ion trong nước vỉa và độ dẫn điện của các cation do vậy tính toán thông số vỉa sẽ không sử dụng đến kết quả này. Đối với mô hình nước kép (Dual-water) thì việc xác định điện trở suất của nước bao là tương đối khó và giá trị này được đưa ra tuy nhiên cũng chưa thật sự đáng tin cậy nên kết quả sẽ chỉ dùng ở mức độ tham khảo. Còn đối với hai mô hình Indonesia và Simadoux thì việc đi tính toán xác định các tham số vỉa là tương đối thuận lợi hơn do vậy kết quả sẽ được sử dụng để đánh giá cho phần tiếp theo.

Và để so sánh kết quả thu được từ hai mô hình Indonesia và Simadoux sẽ có biểu đồ so sánh độ bão hòa nước tính toán được từ hai mô hình.

Hình 4. 20: So sánh kết quả tính độ bão hòa nước từ 3 mô hình

Qua sự so sánh kết quả từ 3 mô hình cho thấy sự khác nhau từ độ bão hòa nước chỉ xảy ra ở vỉa dầu, tại đới chuyển tiếp và ranh giới dầu nước thì không thấy có sự khác nhau điều này chứng tỏ rằng cho dù dùng mô hình nào để tính toán thì kết quả cuối cùng vẫn có thể xác định được ranh giới dầu nước, do vậy việc xác định ranh giới dầu nước tại 3657,3 mMD là đáng tin cậy.

Hình 4. 22: Biểu đồ so sánh kết quả của hai mô hình Indo và Simadoux cho thân

sản phẩm (tới OWC)

Bảng 4. 5: Kết quả thông số vỉa

Mô hình

Thông số Dualwater Indonesia Simadoux

Chiều dày vỉa MD, m

17,3736 17,3736 17,3736

Chiều dày vỉa TVD, m 15,24 15,24 15,24

Chiều dày hiệu dụng chứa dầu m 10,56 10,96 10,96 Độ rỗng hiệu dụng trung bình 0,169051 0,168324 0,168 Hàm lượng sét trung bình 0,206833 0,213313 0,213 Độ bão hòa nước trung bình 0,3606 0,412 0,407

Từ các biểu đồ so sánh kết quả và bảng summation cho thấy kết quả giữa hai mô hình Indonesia và Simadoux là tương đối giống nhau, do đó khi các tham số áp dụng cho các mô hình được xác định đủ tin cậy thì kết quả giữa các mô hình là không khác nhau nhiều.

Kết quả độ rỗng trung bình của các mô hình (tương đối giống nhau)- áp dụng vào quan hệ thấm rỗng dễ dàng xác định một cách tương đối độ thấm của vỉa vào khoảng 10mD.

Để đánh giá chính xác hơn về chất lượng tầng chứa cũng như xem xét đến mức độ thay đổi về các thông số vật lý thạch học của tầng sản phẩm R7, đới chuyển tiếp và thân dầu chính- tiến hành lập biểu đồ phân bố về hàm lượng sét (Vclay), độ bão hòa nước (Sw) và độ rỗng hiệu dụng cho tầng sản phẩm(độ sâu từ nóc tầng sản phẩm đến ranh giới dầu nước), đới chuyển tiếp (độ sâu từ 3.653mMD đến ranh giới dầu nước và thân dầu chính (độ sâu từ nóc vỉa sản phẩm đến 3.653mMD (tại vị trí xác định là nóc đới chuyển tiếp).(kết quả lấy từ mô hình Indonesia).

Hình 4. 24: Biểu đồ tần suất độ rỗng hiệu dụng tầng sản phẩm R7

Hình 4. 26: Biểu đồ tần suất hàm lượng sét thân dầu R7

Hình 4. 28: Biểu đồ tần suât độ bão hòa nước thân dầu R7

Hình 4. 30: Biểu đồ tần suất độ rỗng hiệu dụng đới chuyển tiếp R7

Nhìn vào các biểu đồ tần suất của tầng sản phẩn R7 cho thấy hàm lượng sét tập trung cao trong khoảng 15 đến 35% hoàn toàn nằm dưới giá trị ngưỡng của sét do vậy có thể nhận xét đây là tầng chứa tốt.

Biểu đồ tần suất độ rỗng hiệu dụng cho thấy độ rỗng của tầng chứa vào loại tốt độ rỗng cao tập chung từ khoảng 15% đến 20%.

Biểu đồ tần suất độ bão hòa nước tập trung cao trong khoảng 35 đên 45 %, Tổng hợp tất cả các thông số đã đánh giá có thể khẳng định tầng sản phẩm R7 là một tầng chứa sản phẩm tốt, với tính chất thấm chứa và độ bão hòa dầu cao.

So sánh các thông số của đới chuyển tiếp và các thông số của tầng dầu nhận thấy không có sự khác nhau nhiều về sự phân bố độ rỗng hiệu dùng và hàm lượng sét, thậm chí tại đới chuyển tiếp hàm lượng sét chỉ phân bố trong khoảng 10 đến 20% trong khi đó tại tầng dầu hàm lượng sét còn phân bố trong khoảng 30%. Sự khác biệt lớn nhất vẫn là sự biến đổi độ bão hòa nước tăng dần từ tầng dầu qua đới chuyển tiếp và đạt độ bão hòa 100% tại ranh giới dầu nước.

Kết luận

Qua quá trình xử lí, minh giải các tài liệu ĐVLGK của giếng X2 tầng R7 cho thấy:

Chất lượng tài liệu carota và carota khí là tương đối tốt, chất lượng tài liệu áp suất đo MDT chưa thật hoàn thiện- không thỏa mãn mục đích khảo sát đối với tầng sản phẩm, do vậy khi chỉ nhìn từ một phía kết quả phân tích MDT sẽ thấy nhiều hoài nghi.

Tầng sản phẩm R7 nằm hoàn toàn trong tầng Mioxen giữa, ranh giới dầu nước của tầng R7 tại giếng khoan ở độ sâu 3324,8mTVD tương đương 3297.3mTVDss. Và chiều dày đới chuyển tiếp dầu nước khoảng 3.4m phía trên ranh giới dầu nước.

Chiều dày vỉa chứa dầu hiệu dụng (netpay) khoảng 10,9m, hàm lượng sét trung bình 21,3%, độ rỗng hiệu dụng trung bình khoảng 16,8% và độ bão hòa nước trung bình 41%.

Chất lượng tầng chứa tương đối tốt với độ thấm khoảng 10mD.

Quá trình làm việc với module PetroViewPlus- phần mềm GeoFrame cho thấy đây là một phần mềm lớn với nhiều tính năng siêu việt đòi hỏi ở người sử dụng phải có kiến thức sâu rộng mới có khả năng khai thác hết được các tính năng, hơn nữa để có thể cho ra được kết quả có mức độ tin cậy lớn thì điều kiện cần còn phải là các dữ liệu đầu vào để người minh giải có thể tùy chọn mô hình thích hợp nhất. Tuy nhiên đối với sinh viên thì đây còn là một phần mềm thông dụng bởi lẽ nó cho người mới học dễ dàng tiếp cận và nắm bắt được quá trình làm việc minh giải tài liệu carota đối với một giếng đơn.

Với năng lực và điều kiện tài liệu thực tế thì trong đồ án này sinh viên làm việc với phần mềm chỉ dừng lại ở mức độ minh giải giếng đơn với mô hình hai khoáng vật- cát/sét.

Các tài liệu tham khảo

Một phần của tài liệu Xác định đới chuyển tiếp, ranh giới dầu nước và các thông số vật lý thạch học của tầng sản phẩm R7-cấu tạo X lô 11.1 bồn trũng Nam Côn Sơn (Trang 90 - 103)