Phương pháp đo MDT

Một phần của tài liệu Xác định đới chuyển tiếp, ranh giới dầu nước và các thông số vật lý thạch học của tầng sản phẩm R7-cấu tạo X lô 11.1 bồn trũng Nam Côn Sơn (Trang 55 - 59)

Hình 3. 19: Thiết bị MDT

MDT (Modular Dynamic Formation Tester) là thiết bị mà qua nó chúng ta có thể kiểm tra thông tin thành hệ, đo áp suất, nhiệt độ và lấy mẫu chất lưu trong vỉa.

Thiết bị:

• Nguồn điện: cung cấp năng lượng thường nằm trên đầu dụng cụ. • Thủy lực kế: dùng đo áp suất.

• Máy dò: áp vào thành giếng khoan và mở dòng. • Bình thu mẫu.

• Piston và packer: ép chất lưu vào bình thu mẫu.

Kế hoạch đo: Đo MDT được thiết kế sau khi đo carota trong giếng thân trần.

Phải có sự sắp xếp lên kế hoạch cho các điểm đo đã định sẵn. • Chọn những điểm độ sâu cho việc đo áp suất thành hệ. • Chọn ít nhất 3 điểm đo áp suất cho một lớp.

• Những điểm áp suất nên được chọn sao cho nó rơi vào đới chứa dầu, khí hay nước.

• Chọn những điểm lấy mẫu cố gắng sao cho nó rơi vào nóc tầng chứa. • Cũng nên chọn một điểm lấy mẫu nước rơi vào đới chứa nước. • Mẫu oil, gas MDT thì rất thuận tiện cho việc phân tích PVT.

Vận hành thiết bị MDT:

• Thiết bị đo nên được kiểm tra định cỡ. • Kiểm tra vị trí điểm zero của tool.

• Thiết bị thăm dò nên được tương ứng với độ sâu. • MDT packer phải được cài đặt cho chính xác.

• Nên tạo cột áp của dung dịch khoan lớn hơn áp thành hệ.

• Thận trọng khi lấy mẫu thành hệ. Mẫu lấy đại diện phải là chất lưu thành hệ chứ không phải là filtrate của dung dịch khoan.

Nguyên tắc hoạt động.

Packer áp sát vào thành giếng khoan và piston cứ hoạt động liên tục, chính nhờ sự ép của packer và hoạt động của piston làm chất lưu chảy ra và thu vào bình mẫu, thiết bị có 3 bình thu khác nhau, một bình thu H2S còn hai bình kia thu chất lỏng. So với phương pháp RFT thì phương pháp này được cải tiến hơn nên khoảng mở dòng được sâu hơn. Đồng thời cũng xác đình được áp suất và nhiệt độ của vỉa.

Ứng dụng của MDT.

• Xác định nhanh chóng và chính xác áp suất vỉa.

• Trong thành hệ cacbonate kém thấm thì MDT packer kép tỏ ra là hiệu quả. • Mẫu dầu, khí MDT rất hữu ích cho phân tích PVT và các phân tích thí nghiệm khác.

• Tính toán độ mặn của nước vỉa trong phòng thí nghiệm qua phân tích mẫu MDT.

• Phương pháp đo MDT trong quá trình lấy mẫu được điều khiển chính xác nên giảm được những biến cố như tắc nghẽn dòng hay mất tầng chắn.

• Dụng cụ trong đo MDT có bộ phận OFA nhằm phân tích chất lưu, cung cấp cho ta thành phần chất lưu ngay cả khi dòng chảy phức tạp.

Minh giải MDT xác định ranh giới chất lưu- Free Fluid Level.

Minh giải tài liệu MDT thì rất thú vị. Để minh giải thì phải tạo một đồ thị biểu diễn quan hệ giữa áp suất và độ sâu của thành hệ. Khi đã chấm lên được các điểm áp suất và độ sâu tương ứng sẽ nhận được sự thay đổi mật độ, Gas = 0,55 g/cm3, oil = 0,88 g/cm3, water = 1,0 g/cm3.

Do có sự thay đổi về mật độ của các chất lưu khác nhau dẫn đến sự thay đổi về gradient áp suất cụ thể gradient áp suất của khí trong khoảng 0,08-0,1 psi/ft, dầu 0,15-0,35 psi/ft, nước là 0,433psi/ft do đó có thể vạch được ranh giới dầu- khí, khí – nước, dầu – nước.

Những điểm áp suất sâu hơn thì sẽ phải có giá trị áp suất cao hơn, do đó phép đo sai là trường hợp ngược lại.

Trong quá trình chấm lên biểu đồ sẽ thấy những điểm dời xa hơn bình thường- điều này giải thích là các điểm đó có thể rơi vào thành hệ kém thấm như là sét.

Minh họa biểu diễn ranh giới các tầng chất lưu thông qua biểu diễn gradient của từng chất lưu như hình vẽ 3.20, và minh họa bằng tính toán xác định ranh giới dầu nước qua tài liệu áp suất tại gk K-2 hình 3.21.

Hình 3. 20: Ranh giới chất lưu thông qua biểu diễn gradient áp suất

Một phần của tài liệu Xác định đới chuyển tiếp, ranh giới dầu nước và các thông số vật lý thạch học của tầng sản phẩm R7-cấu tạo X lô 11.1 bồn trũng Nam Côn Sơn (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w