Giới thiệu chung về đới chuyển tiếp, ranh giới dầu nước

Một phần của tài liệu Xác định đới chuyển tiếp, ranh giới dầu nước và các thông số vật lý thạch học của tầng sản phẩm R7-cấu tạo X lô 11.1 bồn trũng Nam Côn Sơn (Trang 33 - 35)

3.1.1 Khái niệm

Xét một đối tượng tầng chứa dầu khí (hình 3.1): theo quy luật di chuyển, thu nạp và lấp đầy của Macxmov và Gaus đối với dầu khí vào bẫy thì dầu khí nước phân bố lấp đầy trong bẫy lần lượt là khí, dầu và nước (ở điều kiện áp suất vỉa nhỏ hơn áp suất bão hòa). Thuật ngữ đới chuyển tiếp dầu nước sẽ được hiểu như là đới nằm giữa tầng dầu và tầng nước- là một phần của tầng chứa, và tại đấy thì độ bão nước sẽ thay đổi tăng dần theo chiều thẳng đứng từ nóc tầng chứa (là độ bão hòa nước liên kết) cho tới đáy tầng chứa (tầng nước) Sw = 100%, hay là sự thay đổi của độ bão hòa dầu từ độ bão hòa dầu lớn nhất (trong tầng dầu) đến độ bão hòa dầu nhỏ nhất (độ bão hòa dầu sót) tại đáy đới chuyển tiếp. Còn thuật ngữ ranh giới dầu nước được hiểu dựa trên việc dùng thuật ngữ Free Water Level (FWL)- mực nước tự do (tại đó áp suất mao dẫn bằng không) (hình 3.3), Trên đồ thị biểu diễn các điểm áp suất tương ứng độ sâu thì nó là nơi giao cắt giữa đường áp suất mà các điểm đo lấy trong tầng dầu và đường áp suất mà các điểm đo lấy trong tầng nước.

Hình 3. 2: Hình minh họa, so sánh giữa kích thước mao dẫn và sự gia tăng mực chất lưu,

sự phân bố độ bão hòa nước trong đới chuyển tiếp bên trên ranh giới dầu nước

Rõ ràng là diện phân bố, bề dày đới chuyển tiếp, ranh giới dầu nước có thể chỉ là một vài mét, một vài chục mét thậm chí km, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố thành hệ như:

• Quy mô của tầng chứa.

• Loại đá của tầng chứa (đá lục nguyên, cacbonat, đá móng phong hóa, đá ưa nước, đá ưa dầu,…).

• Áp suất mao dẫn tầng chứa (liên quan đến độ lỗ hổng trong đá, chế độ áp suất vỉa…).

• Độ bất đồng nhất trong đá chứa (bất đồng nhất về tính thấm, độ rỗng, độ lấp đầy xi măng, độ biến chất của đá, sự có mặt của sét thứ sinh, thạch học, độ hạt…).

• Đặc tính chất lưu dầu, nước (mật độ, độ nhớt, độ khoáng hóa, nhiệt độ, trạng thái pha…).

• Độ nghiêng của nó trong không gian so với chiều thẳng đứng thì được quyết định bởi dòng chuyển động của chất lưu bên dưới (liên quan đến áp suất động).

• …

Trong luận văn tốt nghiệp không đi sâu vào nghiên cứu những đặc điểm cụ thể trên mà chỉ sử dụng những kiến thức cơ bản về địa vật lý giếng khoan kết hợp với tài liệu thực tế là tài liệu đo carota, carota khí, tài liệu đo áp suất và sử dụng phần mềm PetroViewPlus-GeoFrame tiến hành tính toán độ bão hòa nước, gradient áp suất để xác định đới chuyển tiếp, ranh giới dầu nước cho một tầng sản phẩm.

Một phần của tài liệu Xác định đới chuyển tiếp, ranh giới dầu nước và các thông số vật lý thạch học của tầng sản phẩm R7-cấu tạo X lô 11.1 bồn trũng Nam Côn Sơn (Trang 33 - 35)