Hệ thống dầu khí

Một phần của tài liệu Xác định đới chuyển tiếp, ranh giới dầu nước và các thông số vật lý thạch học của tầng sản phẩm R7-cấu tạo X lô 11.1 bồn trũng Nam Côn Sơn (Trang 69 - 70)

a. Tầng chứa

Đới sản phẩm ở cấu tạo X tại vị trí giếng khoan nằm ở chiều sâu từ 3068mTVD đến 3.585mTVD. Các tập cát kết nằm dưới chiều sâu này (phần thuộc cánh sụt của đứt gãy) được đánh giá là có khả năng chứa dầu khí cao. Đối tượng chứa chính là tầng cát kết Mioxen sớm đến giữa thuộc hệ tầng Thông Mãng Cầu. Cát kết có màu tráng- nâu, hạt mịn- trung, gắn kết trung bình- tốt, xi măng can xít, có vết của glauconit, mica, pyrit, vật chất hữu cơ, độ rỗng hiệu dụng trung bình từ 10,5 đến 21% và các trầm tích hạt vụn này được lắng đọng trong môi trường tam giác châu đến môi trường biển nông ven bờ.

b. Tầng chắn

Cơ chế chắn cho cấu tạo X nói riêng và cho dải cấu tạo X nói chung được xác định gồm hai cơ chế chủ đạo: chắn ngang và chắn đứng. Tầng chắn khu vực (chắn đứng) được xác định là các tập sét kết khá dày nằm trong khoảng địa tầng từ 2700- 3190 mTVD (thuộc phần dưới của Mioxen trung), nghĩa là nằm ngay trên đới sản phẩm của cấu tạo X. Các tầng sét kết trong khoảng từ 3200-3600m nằm xen kẽ với các tầng cát kết đóng vai trò là các tầng chắn địa phương (trong phạm vi cấu tạo). Các kết quả nghiên cứu khu vực và tại cấu tạo X cho thấy: các tập trầm tích Oligoxen nằm dưới tầng phản xạ brown tồn tại chế độ áp suất dị thường cao. Hệ

trên cánh nâng cấu tạo X và sụt xuống đến 4.200m ở cánh sụt. Sự kề áp của đới áp suất thường với đới áp suất cao ở hai bên đứt gãy X đã tạo nên mặt chắn áp suất (chắn ngang), tập trung sự di chuyển của dầu khí đi ngược lên theo đứt gãy và hạn chế sự phân tán dịch chuyển về phía tây.

c. Tầng sinh

Sét, sét than và than tuổi Oligoxen và Mioxen là các loại đá mẹ sinh hydrocarbon chính.

Đá mẹ Mioxen là các tập sét kết (TOC= 0,75- 4,4%, S2= 1,44- 11kg/t), sét than (TOC= 9,9- 37,5%, S2= 36- 111kg/t) liên quan nhiều đến nguồn gốc thực vật bậc cao trên cạn (Kerogen loại III), có khả năng sinh cả dầu và khí với tiềm năng sinh dầu từ nghèo đến rất tốt, Mặt khác, biểu hiện dầu tại giếng khoan Thần Mã và giá trị Vro= 0,65% tại 4.500m cho thấy sự tồn tại của tầng đá mẹ nằm sâu hơn tuổi Oligoxen trong địa hào. Đá mẹ Oligoxen đặc trưng bởi nguồn gốc môi trường đầm hồ và trên cạn (Kerogen loại I/ II/ III) từ nghèo cho đến tốt.

d. Dịch chuyển dầu khí

Các nghiên cứu địa hóa kết hợp với mô hình hóa tầng sinh của Total, Shell cũng chỉ ra rằng cửa số sinh dầu được đánh giá khoảng giữa 3800-4200 mTVDSS, pha sinh dầu chính tương ứng với Ro= 0,7% đạt tiêu chiều sâu 4.800-5.000m, và như vậy tầng sinh dầu khí tuổi Mioxen sớm – Oligoxen đã ở vào giai đoạn trưởng thành. Nghĩa là vào Mioxen muộn- đến hiện tại và sau thời kỳ thành tạo cấu tạo X. Hydrocacbon được sinh thành ở trong khu vực địa hào X – Phi Mã sẽ di chuyển ngược lên theo tầng và theo đứt gãy lên các tầng chứa nằm trong các bẫy đã thành tạo từ trước. Cấu tạo X chiếm vị trí rất thuận lợi ở phía tây địa hào này.

Một phần của tài liệu Xác định đới chuyển tiếp, ranh giới dầu nước và các thông số vật lý thạch học của tầng sản phẩm R7-cấu tạo X lô 11.1 bồn trũng Nam Côn Sơn (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w