3312MD (mẫu RFT)

Một phần của tài liệu Xác định đới chuyển tiếp, ranh giới dầu nước và các thông số vật lý thạch học của tầng sản phẩm R7-cấu tạo X lô 11.1 bồn trũng Nam Côn Sơn (Trang 31 - 33)

3312MD (mẫu RFT) (mẫu RFT)

Pi- áp suất vỉa, psia 2,492 4,105

Pb- áp suất bão hòa, psig 2,262* 3,740

γo-tỷ trọng dầu API 42,27 35,85

γo-tỷ trọng dầu g/cm3 0,81 0,85

Bob- hệ số thể tích dầu tại Pb 1,44** 1,55**

Độ nhớt ở 500c 1,83 2,96

Độ nhớt ở 700c 1,47 2,13

Hàm lượng parafin %khối lượng 18,24 21,68

Nhiệt độ đông đặc (0C) 18 33

• * là áp suất bão hòa tính theo phương pháp ngoại suy

• **là hệ số thể tích của dầu tính theo phương pháp ngoại suy

c. Các phát hiện và các cấu tạo triển vọng

Kết quả minh giải tài liệu địa chấn (bao gồm 2D và 3D) đã xác định được nhiều cấu tạo phân bố trên khắp cả hai lô. Các cấu tạo có diện tích tương đối nhỏ, chỉ dao động trong khoảng 2-10 km2. Với kết quả của 8 giếng khoan thăm dò trong hai lô 10 và 11.1 và những đánh giá về hệ thống dầu khí, có thể nhận định rằng ngoài hai cấu tạo phát hiện Phi Mã và Cá Chó chỉ các cấu tạo nằm kề đới trũng Phi Mã-Cá Chó là có tiềm năng dầu khí và đáng được quan tâm. Do đó, trong phần đánh giá tiềm năng các cấu tạo triển vọng chỉ có 9 cấu tạo Sơn Mã, Hải Mã, Tứ Mã, Ngọc Mã Đông, Ngọc Mã Tây thuộc lô 10, Cá Keo, Cá Qủa, Cá Phi và Cá Chó thuộc lô 11.1 được nghiên cứu đánh giá.

Phát hiện Phi Mã

Cấu tạo Phi Mã nằm ở bên cánh sụt của đứt gãy lớn. Các minh giải trước đây đã chỉ ra rằng cấu tạo có dạng nếp lồi nhỏ ở cả hai bề mặt cấu trúc trong khối đứt gãy, do đó mức độ khép kín độc lập là rất nhỏ. Cấu tạo này được công ty SHELL khoan năm 1994 và phát hiện dầu khí nằm trong tầng Mioxen trung bởi giếng khoan 10- PM-1X, 4 khoảng chứa dầu khí bắt gặp ở giếng khoan đó là: 1.861,6-1.883m, 2.150- 2.157,5m, 2.841,1-2.844 m, 3.307-3.316 m, Mẫu dầu khí lấy được bằng thiết bị đo

RFT ở chiều sâu 1.865m, 2.153m, 2.156m, 3.312m, đã khẳng định khả năng chứa dầu khí của vỉa dầu khí nói trên.

phát hiện Cá Chó

Về hình thái cấu trúc của cấu tạo Cá Chó từ trên xuống biến đổi dần từ dạng nếp lồi kề đứt gãy ở các tầng RH1, RH20, RH30 sang dạng bán lồi kề đứt gãy (RH35) rồi chuyển sang dạng đơn nghiêng uốn cong kề đứt gãy. Cấu tạo Cá Chó được công ty TOGI khoan năm 1995 và phát hiện dầu khí nằm trong tầng Mioxen trung bởi giếng khoan 11.1-CC-1X. Kết quả khoan đã phát hiện ra 16 vỉa sản phẩm dầu khí, bao gồm 140,6m chiều dày hiệu dụng chứa khí và 78,4m chiều dày hiệu dụng chứa dầu, kết quả thử vỉa DST đã khẳng định khả năng chứa dầu khí của cấu tạo cá chó. Lưu lượng khí tổng cộng của 3 lần thử đạt 33,7 triệu m3/ngày, và lưu lượng dầu và condensate tổng cộng đạt 2205 thùng/ngày.

các cấu tạo triển vọng

Các cấu tạo tiềm năng đều có dạng nếp uốn lồi phát triển ở cánh sụt kề áp đứt gãy. Một số cấu tạo như Hải Mã, Cá Qủa, Cá Kèo có phần diện tích nhỏ ở đỉnh khép kín cấu trúc còn các cấu tạo khác được khép kín vào các đứt gãy kế bên. So sánh tương tự với kết quả của 2 giếng khoan 10-PM-1X và 11,1-CC-1X, thì đối tượng chứa chính của các cấu tạo được dự báo là các tập cát kết có tuổi Mioxen trung trong khoảng tầng phản xạ nóc tầng chứa sản phẩm H80 (kề dáy Mioxen trung) ở lô 10 và từ HR30-HR50 (đáy Mioxen trung) ở lô 11,1. Đối tượng chứa được phân bố trong khoảng 1.700-3.000m (1.700m ở Hải Mã và 3.000m ở Ngọc Mã Đông) trong lô 10 và sâu dần về lô 11,1 (2.700-3.350m). Như đã đề cập ở phần trên, yếu tố tiềm năng chứa và nạp bẫy ở các cấu tạo này rất cao, do đó sự thành công của các cấu tạo này chỉ phụ thuộc vào khả năng chắn và đặc biệt là khả năng chắn của đứt gãy.

Một phần của tài liệu Xác định đới chuyển tiếp, ranh giới dầu nước và các thông số vật lý thạch học của tầng sản phẩm R7-cấu tạo X lô 11.1 bồn trũng Nam Côn Sơn (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w