¾ Hạn chếđầu cơ đất đai, minh bạch hoá thông tin bất động sản:
- Thông tin về đất đai và thị trường bất động sản cần phải được minh bạch và tiếp cận một cách dễ dàng, đặc biệt là thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tình trạng pháp lý của bất động sản. Đây là điều kiện để tạo
sự an tâm, mạnh dạn đầu tư cho các doanh nghiệp và người dân, góp phần làm nâng cao chất lượng, phong phú hàng hóa cho thị trường bất động sản, từ đó hạn chế hành vi đầu cơ bất động sản.
- Đổi mới và tăng cường hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước về đất đai. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ được
kết nối thông suốt dữ liệu thông tin địa chính trên toàn quốc, từ đó có thể kiểm soát được việc tích tụ đất đai của các chủ thể sử dụng đất, hạn chế đầu cơ đất đai. Việc quản lý đất đai không chỉ đơn thuần quản lý hành chính mà còn gắn với việc tự điều tiết của thị trường đất đai. Thực hiện nghiêm túc pháp luật và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật đất đai, nhất là với các giao dịch bất hợp pháp, góp phần ngăn chặn hành vi đầu cơ đất đai.
- Sử dụng có hiệu quả công cụ tài chính trong quản lý nhà nước về đất đai. Trong đó, thuế là công cụ hữu hiện được sử dụng để chống đầu cơ đất đai, được
thực hiện với sự hỗ trợ của kỹ thuật công nghệ, quản lý dữ liệu thông suốt đối với hoạt động quản lý đất đai và thu thuế bất động sản.
- Tạo lập thị trường bất động sản minh bạch: Vì nhà ở là tài sản có giá trị rất lớn, nên Nhà nước phải bảo vệ đầy đủ các quyền về nhà ở như quyền sở hữu, sang nhượng, cho tặng, thế chấp, góp vốn...
Nhà nước cần thiết lập cơ chế hành chính giao dịch bất động sản tiện lợi, đơn giản. Do thị trường bất động sản gắn liền với các hoạt động như xây dựng, mua bán, sang nhượng, cầm cố, cho thuê…Các hoạt động này liên quan đến hành chính công và cần được hỗ trợ nhanh nhất, tiện lợi nhất.
- Tổ chức giao dịch bất động sản qua sàn giao dịch: Để lành mạnh hóa thông tin bất động sản và tạo hệ thống lưu thông sản phẩm, Nhà nước cần tổ chức việc giao dịch bất động sản qua các sàn giao dịch.
¾ Quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản hình thành trong tương lai:
Đối với nhà ở hình thành trong tương lai, Nhà nước cần quản lý chặt chẽ để tạo sự an toàn và minh bạch trong giao dịch. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, phần lớn các giao dịch của thị trường bất động sản là tài sản hình thành trong tương lai, nhất là mua nhà trả chậm theo tiến độ xây dựng, nhà ở chưa hình thành. Đối với các sản phẩm này, người mua nhà chịu rất nhiều rủi ro như chậm tiến độ giao nhà, sử dụng tiền trả trước sai mục đích, chất lượng nhà sai quy cách so với nhà mẫu...
Để bảo đảm quyền lợi cho người mua nhà và giữ ổn định thị trường nhà ở, Nhà nước phải có trách nhiệm kiểm soát chất lượng của những sản phẩm này trước khi cho phép bán ra thị trường. Cần đặt ra tiêu chuẩn tối thiểu cho sản phẩm nhà ở chưa hình thành, quy trình chuẩn cho việc bán trước, kiểm soát việc thu tiền và sử dụng tiền đúng mục đích của chủ dự án thông qua tài khoản đặc biệt của chủ đầu tư được mở tại ngân hàng để phục vụ cho việc bán nhà trả trước.
Bên cạnh việc chuẩn hoá sản phẩm được phép bán ra thị trường, Nhà nước tạo điều kiện để các hàng hoá đúng chuẩn được dễ dàng giao dịch, luân chuyển tự do, tạo tính thanh khoản và khuyến khích thị trường phát triển.
Kiểm soát và khuyến khích được thị trường nhà ở mua trả trước, Nhà nước không chỉ bảo vệ tốt cho thị trường nhà ở phát triển mà còn thu được thuế, phí và kích thích các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, xây dựng phát triển nhà ở.
¾ Xây dựng các định chế quản lý và hỗ trợ cho thị trường bất động sản:
Củng cố và phát triển các trung tâm thông tin, giao dịch, định giá bất động sản, thí điểm lập sàn giao dịch bất động sản, bán đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu xây dựng các dự án. Các định chế này sẽ góp phần thúc đẩy các giao dịch của thị trường bất động sản, làm giảm chi phí giao dịch, tăng hiệu quả hoạt động của thị trường và làm giảm nguy cơ “kinh tế bong bóng” do đầu cơ quá mức vào bất động sản.