Các nguyên nhân từ phía ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Đề tài: CHO VAY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH pot (Trang 57 - 61)

¾ Nguyên nhân từ chất lượng nhân sự yếu kém:

Trình độ phân tích tài chính của cán bộ tín dụng yếu kém, đánh giá sai về khả

năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của doanh nghiệp, khả năng dự báo rủi ro thị

trường, rủi ro lãi suất, dự báo chu kỳ phát triển doanh nghiệp của các ngân hàng rất hạn chế; Rủi ro do đạo đức của cán bộ tín dụng và người phê duyệt tín dụng khi cố

tình cho vay vì lợi ích riêng của mình.

¾ Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay:

Các ngân hàng thường có thói quen tập trung vào việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm

bảo sẽ đựơc hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh.

Tuy nhiên trong thời gian qua các Ngân hàng thương mại chưa thực hiện tốt công tác này. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà Ngân hàng thương mại yêu cầu.

¾ Các Ngân hàng chỉ chú trọng tăng trưởng tín dụng, chưa quan tâm quản

trị rủi ro

Do sức ép cạnh tranh và chỉ tiêu lợi nhuận trong kinh doanh, dẫn tới việc một số Tổ chức tín dụng thực hiện chính sách mở rộng tín dụng khá nhanh, nới lỏng điều kiện vay vốn và hạ thấp lãi suất để thu hút khách hàng, cho vay không đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn. Công tác thẩm định dự án đầu tư cho vay không tốt, cho vay nhiều công trình lớn, hiệu quả kinh tế không được đánh giá đầy đủ và thẩm định thiếu chặt chẽ, nợ quá hạn có nguy cơ tiếp tục phát sinh.

Năm 2007, các Ngân hàng thương mại cổ phần đồng loạt tăng vốn và mở rộng tín dụng. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về thị phần, cho vay lĩnh vực bất động sản đã mở ra hướng kinh doanh mới mang lại nguồn thu góp phần vào lợi nhuận cho các ngân hàng. Từ Quý III/2007- Quí 1/2008, các Ngân hàng thương mại cổ phần đẩy mạnh cho vay bất động sản, điều kiện cho vay dễ dàng hơn, giá trị các khoản vay được đẩy lên đến 90% giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản định mua và kéo dài trong thời hạn tới 20 - 30 năm

Tuy nhiên, bắt đầu từ Quí 2/2008, thị trường bất động sản rơi vào trạng thái trầm lắng, giá giảm gần 20% - 30%, thậm chí có nơi giảm 50%-60% giá trị so với đỉnh điểm cuối năm 2007. Thị trường bất động sản mất thanh khoản ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản thế chấp của ngân hàng bị sụt giảm;

Các Ngân hàng tập trung thu hồi nợ, nhưng do ảnh hưởng bởi thị trường khó khăn khiến các chủ đầu tư không thể hoàn tất được dự án thu hồi vốn trả nợ ngân hàng.

¾ Không có sựđộc lập giữa chức năng bán hàng, tác nghiệp và quản trị rủi ro trong mô hình tổ chức

Để giảm rủi ro xuống mức thấp nhất, cần thiết có sự độc lập giữa các chức năng mà một cán bộ tín dụng ngân hàng hiện nay thường thực hiện, đó là: chức năng bán hàng (tiếp xúc khách hàng, đàm phán, tiếp thị…), chức năng quản trị rủi ro (phân tích, thẩm định, dự báo, đo lường, đánh giá lại theo định kỳ…) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi…).

¾ Quản lý thanh khoản yếu kém:

Về phía các Ngân hàng thương mại, điều kiện kinh doanh thuận lợi trong những năm gần đây đã làm nảy sinh tư tưởng chủ quan, tăng trưởng tín dụng quá nóng trong khi lại buông lỏng chính sách quản lý rủi ro làm mất cân đối một số tương quan cơ bản trong cơ cấu tài sản, không đảm bảo đúng các tỷ lệ an toàn theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Các Ngân hàng thương mại đã không thực hiện chính sách quản lý rủi ro thanh khoản một cách khoa học và bài bản. Do tính chất hệ thống đặc biệt chặt chẽ của ngành trong quan hệ vốn giữa các ngân hàng, chỉ cần một vài ngân hàng mất khả năng thanh khoản sẽ gây hiệu ứng dây chuyền, nhanh chóng lan toả trong toàn hệ thống ngân hàng.

Như vậy, cùng với những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau đang làm cho chất lượng tín dụng của nhiều Tổ chức tín dụng tiềm ẩn chứa đựng nhiều rủi ro, dẫn đến phát sinh nợ là một yếu tố tất nhiên trong hoạt động kinh doanh. Và nguy cơ các Ngân hàng thương mại phải đối phó với nợ khó đòi là không nhỏ.

Kết luận Chương II

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vốn đầu tư cho lĩnh vực bất động sản ngày càng tăng, dẫn đến mức độ tăng trưởng tín dụng cũng tăng lên tương ứng. Sự tăng trưởng tín dụng của các Ngân hàng thương mại phù hợp với sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và của ngành bất động sản nói riêng. Tuy nhiên sự tăng trưởng tín dụng cũng kéo theo sự gia tăng rủi ro tín dụng, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn và làm hạn chế việc mở rộng tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Mặc dù có những khó khăn, nhưng nhiều Ngân hàng vẫn nhận định lượng cầu (tiềm năng) về bất động sản ở các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh vẫn lớn hơn rất nhiều so với khả năng cung ứng. Trong dài hạn, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là sẽ phát triển nhanh, trong đó có lĩnh vực bất động sản. Vì vậy, một khi nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục và tăng trưởng trở lại, lạm phát được kiềm chế, hệ thống ngân hàng được phép mở rộng tín dụng thì bất động sản vẫn là đối tượng quan tâm của các ngân hàng.

Tuy nhiên việc phát triển tín dụng phải đi đôi với chất lượng tín dụng, các giải pháp tốt trong quản lý rủi ro tín dụng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngân hàng nhằm tạo ra sự tăng trưởng tín dụng một cách ổn định, bền vững.

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP CHO VAY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Đề tài: CHO VAY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH pot (Trang 57 - 61)