- Hầu hết các Ngân hàng thương mại chưa xây dựng chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với tính chất của thị trường bất động sản
Ngoài các hướng dẫn quy chế cho vay thông thường, hầu hết các Ngân hàng thương mại đều chưa có chính sách tín dụng dành riêng cho sản phẩm tín dụng bất động sản; Trên thực tế, liên quan đến từng nghiệp vụ phát sinh, các ngân hàng mới đưa ra những chỉ đạo rời rạc, không hệ thống, mang tính tình thế.
Trong thời kỳ tăng trưởng tín dụng nóng, mặc dù biết cho vay kinh doanh bất động sản là một lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng các ngân hàng đều đẩy mạnh cho vay, rất nhiều ngân hàng đã mở các dịch vụ mới về cho vay bất động sản để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, đến thời điểm bất động sản trầm lắng, tín dụng thắt chặt, thì các ngân hàng gần như đồng loạt ngưng cho vay bất động sản, rất nhiều chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc triển khai dự án, các hợp đồng đã ký kết thì được điều chỉnh lại...
Vốn cho thị trường bất động sản bị thu hẹp, vì thế càng làm cho thị trường bất động sản thêm khó khăn, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp phải kéo dài dự án, thậm chí bán lại dự án. Trong khi đó, từ trước đến nay nguồn cung cho thị trường địa ốc luôn khan hiếm khiến giá nhà đất vượt quá giá trị thực.
- Các ngân hàng chưa xây dựng được mô hình lượng hoá rủi ro và xác định mức cho vay tối đa, tối ưu đối với khách hàng, chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu hiệu quả.
Như trên đã nêu, hầu hết ngân hàng thương mại đều chưa xây dựng một mô hình thích hợp để lượng hoá mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro. Bản thân hệ thống tính điểm tín dụng hiện đang áp dụng ở một số ngân hàng cũng chưa có hệ thống phương pháp luận cơ sở. Đo lường rủi ro tín dụng ở Việt Nam hiện đang rất khó, chưa kể đến thông tin ít chính xác và còn quá nghèo nàn.
Thêm vào đó, thông tin đầu vào vô cùng cần thiết phục vụ việc ra quyết định cho vay của ngân hàng chưa được lưu trữ, thu thập và xử lý hiệu quả.Thông tin của các ngân hàng đa số phải lấy đến từ các nguồn phi chính thức. Từ đó dẫn đến việc một số thông tin liên quan đến việc thẩm định tính khả thi của dự án chưa có cơ sở để xác định,
- Việc xử lý tài sản thế chấp vẫn gặp nhiều khó khăn do các qui định chồng chéo, không rõ ràng giữa các ban ngành.Việc phải xử lý tài sản thế chấp mất nhiều thời gian và phức tạp. Ngoài ra, giá bất động sản sụt giảm mạnh cũng làm cho ngân hàng khó khăn hơn khi xử lý nợ.