GIỮ VÀNH BAO CAO SU VÀ KÉO DƯƠNG

Một phần của tài liệu Cẩm nang tập huấn giáo dục đồng đẳng trong nhà máy (Trang 144 - 152)

D Sự suy giảm – thiếu năng lực bảo vệ.

“12 Bước sử dụng bao cao su”

GIỮ VÀNH BAO CAO SU VÀ KÉO DƯƠNG

SU VÀ KÉO DƯƠNG VẬT RA CỰC KHOÁI/ PHÓNG TINH TRÙNG GIAO HỢP BỎ BAO CAO SU RA HẾT CƯƠNG CỨNG VỨT BAO CAO SU ĐI MỘT CÁCH AN TOÀN

Tài liệu giảng dạy: Sử dụng bao cao su đúng cách

• Bao cao su được làm từ cao su mỏng (mủ cao su).

• Khi được sử dụng đúng cách, bao cao su sẽ ngăn ngữa HIV, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, và tinh dịch khỏi tiếp xúc với cơ thể của bạn tình.

• Bao cao su rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV và có thai.

• Cách sử dụng bao cao su đúng là:

1. Kiểm tra hạn sử dụng trên vỏ bao cao su để đảm bảo chưa hết hạn.

2. Xé vỏ túi đựng và kiểm tra bao cao su xem có bị lộn ra ngoài không bằng cách xem nếu bạn không thể lộn nó ra.

3. Đẩy không khí ra khỏi đầu bao cao su và giữ đầu, lăn để đeo vào dương vật đang cương.

4. Sử dụng dịch bôi trơn có chứa nước bên ngoài bao cao su để giữ cho nó trơn 5. Sau khi xuất tinh, nên giữ miệng bao cao su khi rút dương vật của mình ra khỏi

âm đạo (để nó khỏi bị tuột lại).

6. Vứt bao cao su bằng cách thắt nút nó lại và ném vào thùng rác – không xả xuống toa lét.

7. Sử dụng một bao cao su mới mỗi lần quan hệ tình dục có giao hợp.

Hoạt động Rào cản đối với việc sử dụng bao cao su 15 phút

1. Nhiều người biết rằng bao cao su có thể giúp họ tránh có thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nhưng nhiều người không thực hành những điều họ biết. 2. Hỏi nhóm: Những rào cản của việc sử dụng bao cao su là gì? Những lý do nào mà

người ta đưa ra khi không muốn dùng bao cao su?”

3. Viết những ý kiến của nhóm lên bảng hoặc giấy khổ A0. Bổ sung những lý do khác có thể phổ biến trong cộng đồng, thí dụ:

- ‘Chúng có mùi khó chịu’

- ‘Chúng không có cảm giác tốt và làm giảm hứng thú’ - ‘Chúng không an toàn vì chúng dễ rách’

- “Tiếp xúc da thịt” là tốt nhất

4. Xem xét những lý do khác nhau và hỏi nhóm về mức độ đúng đắn của những lý do đó. Sửa bất cứ thông tin nào sai.

5. Yêu cầu nhóm (hoặc chia thành nhiều nhóm nhỏ) để xác định những gì họ có thể nói đối với những ai đưa ra những lý do đó để không dùng bao cao su.

6. Thảo luận những phản hồi mà họ nhận thấy và làm thế nào họ có thể vượt qua những khó khăn của ai đó không muốn dùng bao cao su.

Hoạt động Kỹ năng từ chối – Nói không với tình dục 20 phút

1. Giới thiệu hoạt động này bằng cách nói rằng đôi khi mọi người, đặc biệt là vị thành niên, tự cảm thấy trong một số tình huống mà họ bị ép buộc quan hệ tình dục. Nói không đối với một yêu cầu về tình dục có thể khó khăn – đặc biệt khi bạn thích người đó.

2. Hỏi nhóm xem một người có thể làm gì nếu họ bị một người khác ép buộc quan hệ tình dục. Lưu ý những ý kiến của họ.

3. Một trong những cách để đối phó với áp lực này là sử dụng kỹ năng từ chối. Điều này liên quan đến việc học cách nói không một cách chắc chắn. Trình bày mô hình của Kỹ năng từ chối (xem – Tài liệu giảng dạy – Kỹ năng từ chối).

4. Yêu cầu một tình nguyện viên đóng kịch “Trinh và Hoàng”, đóng vai với bạn trước mặt nhóm. Đóng vai Phần I. (Tình huống thay thế, bạn có thể yêu cầu học viên đóng cả hai vai). Hỏi nhóm những khó khăn gì Trinh đã gặp phải và những lỗi gì cô đã mắc phải. (xem Những nhận xét – Phần I).

5. Cô ấy có thể làm gì khác để đảm bảo Hoàng nhận được thông điệp?

6. Sau đó đóng vai Phần II sử dụng những kỹ năng từ chối. Thảo luận những kỹ năng Trinh đã dùng để giúp cô nói không. (xem Những nhận xét – Phần II).

7. Đồng thời cũng cung cấp thông tin về kỹ năng nói không ( Xem Tài liệu giảng dạy- Nói không).

Trinh và Hoàng (Phần một)

Hoàng Thôi nào, Chiều anh hết đi. Anh rất thích em và anh biết em cũng thích anh.

Trinh Um - Em không biết. Em không biết là em có sẵn sàng cho chuyện ấy không.

Hoàng Nào, em biết là anh sẽ cẩn thận mà.

Trinh Vâng, nhưng- Em không biết….Em phải về nhà sớm.

Hoàng Thôi nào, - muộn nửa tiếng chắc mẹ em không lo đâu phải không? Trinh Em biết là như vậy- nhưng em vẫn không biết. Em không chắc là em

có nên. Em không chắc là em sẵn sàng cho chuyện đó. Hoàng Có điều gì sai sao ? Em không tin anh phải không?. Trinh Có, em có tin anh… nhưng. …

Hoàng Em không thích anh có phải vậy không? Trinh Anh biết em thích anh…. Em xin lỗi .

Trinh Em có yêu anh- Em chỉ không rõ em muốn gì?

Hoàng Em rất muốn nói “có”. Em chỉ nghĩ rằng anh sẽ nghĩ là em dễ dãi nếu em nói “có”.

Trinh Không , không phải vậy. Anh sai rồi….

Hoàng Rồi, không có lý do nào tốt tại sao em không thể nói “ có” đúng không?

Trinh Em nghĩ là không ….

Hoàng Thế thì- nào. Em còn chờ gì? Nhận xét phần một:

Trinh làm điều gì sai-

• Đã không dứt khoát khi bắt đầu. Không bắt đầu bằng nói "không".

• Viện cớ thay vì từ chối thẳng.

• Cảm giác tội lỗi.

• Trả lời tất cả các câu hỏi (thí dụ về việc bị muộn) thay vì nói "không" liên tục.

• Sau khi nói cô ấy thích anh ta, tin tưởng anh ta, và biết anh ta sẽ cẩn thận, cô ấy cảm thấy bị bí và chấp nhận. Cô ấy đã có thể nói cô ấy yêu anh ta, tin tưởng anh ta và chính vì vậy cô ấy biết là anh ấy sẽ chấp nhận quyết định của cô.

• Cô ấy liên tục xin lỗi.

Trinh và Hoàng (phần II)

Hoàng Thôi nào, Chiều anh hết đi. Anh rất thích em và anh biết em cũng thích anh.

Trinh Em biết anh thích em và em thích anh nhưng em không muốn. Em không cảm thấy sẵn sàng cho chuyện ấy.

Hoàng Nào, em biết là anh sẽ cẩn thận mà. Trinh Không - em không muốn.

Hoàng Khi anh nói yêu em là anh nói nghiêm túc.

Trinh Em rất mừng về điều đó. Nhưng hiện giờ em không muốn có quan hệ về thể xác với anh. Có thể sau này em sẽ cảm thấy khác nhưng đó là cảm giác hiện tại của em.

Hoàng Nhưng mình đã quen nhau sáu tháng rồi!

Trinh Có nhiều cách khác để chứng tỏ tình yêu của chúng ta. Hãy nói về những điều này đi.

Hoàng Vậy là em trả lời “không” phải không? Trinh Vâng, đúng vậy .

Nhận xét về phần hai.

Trinh đã dùng kỹ năng từ chối để cho Hoàng thấy cô đã muốn nói “không”:

• Cô đã dứt khoát từ chối từ ban đầu.

• Cô ấy đã không viện lý do hay xin lỗi.

• Cô ấy đã đáp ứng lại sự bày tỏ ( như- "Khi anh nói yêu em là anh nói nghiêm túc” - “Em rất mừng về điều đó”) nhưng sau đó cô ấy nhắc lại sự từ chối.

• Cô ấy đã không tức giận, khó chịu hay buồn bực.

• Cô ấy đã bám theo quyết định của mình và đã không chấp nhận. .

Hoạt động Các câu nói tạo áp lực 30 phút

1. Hỏi nhóm: “ Một số điều người ta thường nói hay làm để ép người khác quan hệ tình dục là gì? Viết các điều này lên bảng và bổ sung các thứ khác (xem Các câu nói tạo áp lực”)

2. Chia nhóm thành 3 nhóm nhỏ hơn. Yêu cầu mỗi nhóm chọn 2 trong những câu nói tạo áp lực và nghĩ xem họ sẽ nói thế nào để đáp ứng lại những cách này.

3. Sau đó các nhóm có thể đóng vai thể hiện cách đối đáp lại thế nào với những câu nói tạo áp lực này - Nhắc nhóm sử dụng kỹ năng giao tiếp quyết đoán và mô hình kỹ năng từ chối.

4. Thảo luận trong nhóm lớn về cảm giác khi nói không đối với những yêu cầu này.

Các câu nói tạo áp lực

• Mọi người ai cũng làm vậy.

• Nếu em yêu anh, em sẽ có quan hệ tình dục với anh.

• Anh không muốn gặp em nữa nếu như em không muốn quan hệ tình dục với anh.

• Anh biết em muốn thế, nhưng em sợ những điều người ta sẽ nói.

• Chúng ta đã làm một lần rồi mà, tại sao bây giờ lại không?

• Anh/em không muốn mọi ngưòi nghĩ rằng bạn không phải là người đàn ông/ đàn bà thực sự phải không?

• Anh/em không muốn thử và xem nó như thế nào sao?

• Nhưng tôi phải có nó!

• Anh muốn điều đó như em.

Tài liệu giảng dạy Những kỹ năng từ chối Bước 1: Nói không và bày tỏ những ý định của bạn. Bước 2: Nói không và nhận định vấn đề

Bước 3: Nói không và nhận định các hậu quả Bước 4: Đưa ra các giải pháp.

Bước 5: Tự khẳng định mình Thí dụ:

Câu nói tạo áp lực:

“Nếu em thực sự yêu anh, em sẽ có quan hệ tình dục với anh” Đáp lại:

Bước 1:

“Không, em muốn đợi, em yêu anh nhưng em không sẵn sàng cho quan hệ tình dục” Bước 2:

“ Không, nếu anh yêu em, anh cũng sẽ quan tâm đến những điều tốt cho em” Bước 3:

“Không, nếu chúng ta quan hệ tình dục bây giờ, em có thể có thai hoặc mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục”

Bước 4:

“Có nhiều cách khác để chứng tỏ tình yêu của chúng ta. Hãy nói về những điều đó” Bước 5:

“Em quan tâm đến anh, nhưng em cũng lo cho bản thân em. Em muốn đợi. ” Tài liệu giảng dạy Nói “không”

• Nhìn vào người nói.

• Dùng giọng nói rõ ràng, chắc chắn.

• Nói " Không, em không muốn làm thế…"

• Nói "không" bằng cả giọng điệu cũng như cử chỉ. Nhìn vào họ; có thái độ cởi mở.

• Nếu họ liên tiếp gây áp lực, yêu cầu người đó để bạn yên và tôn trọng quyền quyết định của bạn.

• Giữ bình tĩnh nhưng nghiêm túc.

• Đề nghị các hoạt động khác mà bạn có thể làm.

• Nếu họ nài nỉ, lặp lại "không" liên tục bất cứ khi như cần thiết.

PHẦN 3

Mục tiêu học tập:

• Xây dựng kỹ năng đàm phán sử dụng bao cao su.

• Xác định vai trò và trách nhiệm của giáo dục viên đồng đẳng.

• Xác định giới hạn vai trò và trách nhiệm của giáo dục viên đồng đẳng.

• Tìm hiểu những sợ hãi và quan tâm về các trách nhiệm đối với một ngưòi đồng đẳng viên.

• Xác định những sự hỗ trợ sẵn có dành cho đồng đẳng viên để hoàn thành nhiệm vụ của họ.

Tiếp sức cho nhóm

• Bắt đầu phần học với trò chơi và hoạt động khởi động.

Hoạt động Thảo luận sử dụng bao cao su 30 phút

1. Nhắc lại nhóm là trong hoạt động trước đó họ đã xác định những lý do khác nhau mà mọi người đưa ra khi không muốn sử dụng bao cao su. Viết một vài lý do đó lên bảng và bổ sung những lý do khác (xem “Nói chuyện về Bao cao su” dưới đây) 2. Đề nghị nhóm nghĩ về những phản hồi họ có để đưa ra đối với những tình huống

này.

3. Đề nghị một người tình nguyện đóng một vai để mô tả trước nhóm. Giả bộ là bạn và tình nguyện viên là một đôi và đang thảo luận về việc sử dụng bao cao su. Đề nghị người tình nguyện sử dụng một số những câu nói tạo áp lực này. Phản hồi lại những câu nói đó, sử dụng những kỹ năng họ đã được thực hành trong hoạt động về Những kỹ năng từ chối. Thí dụ:

Câu nói tạo áp lực: “Không có vấn đề gì đâu nếu chúng ta không sử dụng bao cao su, chỉ một lần này thôi”

Phản hồi: “Chỉ cần một lần là có thai. Chỉ cần một lần là mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc HIV”

4. Chia nhóm thành những nhóm nhỏ và đề nghị họ đóng vai để phản hồi lại ai đó không muốn sử dụng bao cao su (sử dụng những tình huống từ phần “Nói chuyện về Bao cao su”) – đưa cho mỗi học sinh một bản copy của phần “Nói chuyện về Bao cao su”

0

5. Dành cho họ 10 phút để đóng vai, sau đó thảo luận xem phản hồi nào tốt hơn những phản hồi khác và tại sao – liên hệ tới thông tin về Kỹ năng từ chối (xem Tài liệu giảng dạy – Kỹ năng từ chối và Nói không cũng như Tài liệu giảng dạy – Thảo luận sử dụng bao cao su).

Nói về Bao cao su

1. Anh không mang theo bao cao su theo.

2. Nếu em thật sự yêu anh, em đã không bảo anh đeo bao cao su.

3. Không có vấn đề gì đâu nếu chúng ta không sử dụng bao cao su, chỉ một lần này thôi.

4. Anh sẽ không có hứng nữa nếu chúng ta dừng lại đeo bao cao su.

5. Anh không thể cảm thấy gì khi anh đeo bao cao su – tiếp xúc da thịt là tốt nhất! 6. Trước đây, chúng ta chưa từng sử dụng bao cao su.

7. Anh có giống như người mang một căn bệnh gì đó không?

8. Chúng ta không cần bao cao su bởi vì anh sẽ rút ra trước khi anh xuất tinh. 9. Tại sao em lại có bao cao su – có phải em đã có kế hoạch có quan hệ tối nay

không?

10. Em đã uống thuốc rồi. Chúng ta không cần dùng bao cao su nữa. 11. Em còn trinh. Em không thể mắc bất cứ một bệnh gì.

12. Anh không thể đến cửa hàng và mua chúng bây giờ được!

Tài liệu giảng dạy Thảo luận sử dụng Bao cao su

• Nói không với quan hệ tình dục không có bao cao su – rõ ràng và thẳng thắn

• Tuyên bố chắc chắn, rõ ràng rằng cuộc sống và sức khoẻ của bạn quan trọng hơn là mối quan hệ tình dục.

• Đảm bảo rằng bạn tình có bao cao su và sẵn sàng sử dụng chúng – hoặc sẵn sàng sử dụng bao cao su bạn có – trước khi bắt đầu bất cứ hoạt động tình dục nào

• Thuyết phục bạn tình của bạn rằng bạn sẽ làm cho việc đeo và sử dụng bao cao su rất thú vị.

• Tuyên bố lý do bạn từ chối tình dục không có bao cao su một cách chắc chắn – sử dụng những kỹ năng từ chối.

• Nói với bạn tình rằng, ngoài quan tâm cho sức khoẻ của chính bạn, bạn còn quan tâm đến sự an toàn của anh hay chị ấy.

• Đề xuất những cách khác để có khoái cảm tình dục mà không cầm đến tình dục. xâm nhập.

Hoạt động Vai trò và trách nhiệm của giáo dục viên đồng đẳng 60 phút

1. Đề nghị học viên phản hồi lại với tất cả những chủ đề và hoạt động khác nhau mà họ đã được học trong chương trình đào tạo cho đến bây giờ.

2. Thông báo với họ rằng bây giờ là thời điểm để bắt đầu xác định những trách nhiệm mà họ sẽ liên quan, trong vai trò giáo dục viên đồng đẳng, và cũng để bắt đầu lập kế hoạch các hoạt động khác nhau mà họ sẽ bắt đầu tiến hành tại nơi làm việc của họ. 3. Nhắc nhở họ rằng vào ngày đầu tiên, chúng ta đã xác định rằng mục tiêu tổng thể

của chương trình đào tạo là:

Giúp đỡ phát triển những kiến thức, thái độ và kỹ năng cần thiết để thực hiện thành công vai trò của họ như những giáo dục viên đồng đẳng nhằm: - Thông tin và giáo dục những đồng đẳng viên về sức khoẻ sinh sản và

Một phần của tài liệu Cẩm nang tập huấn giáo dục đồng đẳng trong nhà máy (Trang 144 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)