Những vấn đề gây ra do Nạo phá thai không an toàn

Một phần của tài liệu Cẩm nang tập huấn giáo dục đồng đẳng trong nhà máy (Trang 96 - 100)

- “Những lý do trì hoãn quan hệ tình dục”

Những vấn đề gây ra do Nạo phá thai không an toàn

Những vấn đề phổ biến nhất là: - Nạo phá thai không hoàn toàn

- Tổn thương tới các cơ quan sinh sản - Nhiễm trùng

- Sốc nhiễm khuẩn - Xuất huyết nặng

- Uớc tính 80,000 phụ nữ tử vong mỗi năm do biến chứng của việc nạo phá thai không an toàn. Tuy nhiên, con số tử vong thực tế có thể cao hơn nhiều.

- Những hậu quả nghiệm trọng đến sức khoẻ về lâu dài đối với những phụ nữ nạo phá thai không an toàn bao gồm đau xương chậu kinh niên, những vấn đề về việc mang và giữ thai, mất khả năng sinh sản, thuyên tắc vòi trứng, và có thai ngoài tử cung.

Hoạt động Làm thế nào để đưa ra quyết định 30 phút

1. Đề nghị nhóm nhớ lại câu chuyện của Tuấn và Hồng (từ phần trước). Xác định một số quyết định mà họ phải đưa ra liên quan đến mối quan hệ của họ thí dụ:

- Có nên ở một mình cùng nhau vào tối thứ bảy tới không. - Có nên có quan hệ tình dục hay trì hoãn.

- Nếu họ quyết định có quan hệ, nên hay không nên sử dụng biện pháp tránh thai.

2. Đề nghị nhóm nghĩ tới bất cứ một quyết định khó khăn nào họ phải đưa ra trong cuộc sống của họ – thí dụ: làm gì với trường học, công việc, gia đình, bạn bè.

3. Điều gì đã giúp họ đưa ra quyết định? Viết những ý kiến lên bảng.

4. Khi đưa ra quyết định, hãy nghĩ đến nhiều khả năng lựa chọn khác nhau để tìm ra sự lựa chọn khả thi nhất. Việc nghĩ đến hậu quả của mỗi khả năng chọn lựa này cũng rât quan trọng.

5. Trình bày mô hình đưa ra quyết định (xem Mô hình Đưa ra quyết định) và làm cùng nhóm một quyết định mà Tuấn và Hồng phải đối mặt (thí du: có nên có quan hệ tình dục hay trì hoãn), sử dụng mô hình này.

6. Hỏi nhóm xem quyết định nào họ nghĩ là Tuấn và Hồng nên đưa ra và lý do của mỗi quyết định đó.

7. Nếu có đủ thời gian, đề nghị mỗi học viên chọn một tình huống hoặc quyết định mà họ đang đối diện hoặc có thể đối diện trong cuộc sống của chính họ và sử dụng mô hình để giúp họ đi đến quyết định của chính mình.

MÔ HÌNH ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH

BƯỚC 1 BƯỚC 2 BƯỚC 3 BƯỚC 4

Bạn đang phải Có nh ững lựa chọn ho ặc Điều gì sẽ xảy ra Quyết định đối mặt với khả năng nào khác? nếu bạn làm điều đó của tôi là gì? quyếtđịnh hay (những hậu quả) vấn đề gì?

Hoạt động Trình bày nhóm 30 phút

1. Hướng dẫn học viên chia thành những nhóm nhỏ và làm bài thuyết trình của mình

Hoạt động Phản hồi thường nhật 5 phút

1. Nói với học viên rằng đây là một cơ hội để phản hồi những gì họ đã học hôm nay. Đề nghị học viên viết ra những điều sau:

- Một thứ mà tôi thích về ngày hôm nay.

- Một thứ mà tôi không thích về ngày hôm nay.

- Một ý tưởng tôi đã học được ngày hôm nay và tôi sẽ sử dụng trong việc Giáo dục đồng đẳng của tôi.

2. Đề nghị một số bạn xung phong chia sẻ những phản hồi của họ về những hoạt động của ngày hôm nay.

Hộp câu hỏi

1. Trả lời tất cả câu hỏi trong hộp câu hỏi.

KẾT THÚC

+ Kết quả tích cực: - Hậu quả tiêu cực: + Kết quả tích cực: - Hậu quả tiêu cực + Kết quả tích cực: - Hậu quả tiêu cực:

NGÀY THỨ BA

PHẦN 1

Một phần của tài liệu Cẩm nang tập huấn giáo dục đồng đẳng trong nhà máy (Trang 96 - 100)