Nghiên cứu tình huống và mô tả một tình huống trong đó học viên phải thảo luận, hoặc một vấn đề mà họ phải giải quyết. Tình huống phải đơn giản, thực tế và liên quan đến cuộc sống của học viên, để cho họ muốn tham gia thảo luận. Tình huống được nghiên cứu có thể là những câu chuyện rất đơn giản, trong đó yêu cầu học viên suy nghĩ về những chiến lược mà họ có thể sử dụng để đối phó với một vấn đề cụ thể.
Nghiên cứu tình huống hiệu quả nhất khi nó đưa ra những vấn đề hay thách thức vấn đề mà mọi người thường đối mặt trong chính cuộc sống của họ, trong các mối quan hệ và có khi phải đối phó với nguy cơ cho chính sức khoẻ của họ. Học viên sau đó phải xem qua và thảo luận những cách để giải quyết vấn đề. Bạn có thể tự tạo ra tình huống nghiên cứu của mình phản ánh những nhu cầu cụ thể của nhóm mà bạn đang làm việc cùng. Thí dụ, một vấn đề về sức khoẻ cụ thể mà có thể là một vấn đề chính trong cộng đồng mà bạn đang làm việc (thí dụ HIV/AIDS). Bạn có thể nghĩ ra một tình huống để khai thác vấn đề này.
Tình huống của bạn nên có một số câu hỏi hoặc bài tập chính mà nhóm phải thảo luận đề tìm ra giải pháp cho vấn đề trong tình huống đó.
TRÒ CHƠI & HOẠT ĐỘNG TIẾP SỨC
Trò chơi và hoạt động tiếp sức là những cách tốt để học viên tìm hiểu lẫn nhau khi vui chơi. Khi có đủ thời gian, bắt đầu mỗi phần học với một trò chơi hoăc hoạt động tiếp sức. Bạn cũng có thể tổ chức một hoạt động tiếp sức vào bất cứ thời điểm nào trong suốt phần học – đặc biệt, khi bạn cảm thấy năng lượng hay sự tập trung của nhóm bắt đầu suy giảm.
Mục đích của các trò chơi là:
• Tiếp sức cho học viên và tăng mức độ tập trung của họ.
• Xây dựng mối liên kết trong nhóm.
• Tạo một không khí thoải mái trong lớp học.
• Thúc đẩy nhóm cho hoạt động tiếp theo.
• Tạo một sự thay đổi từ hoạt động trí tuệ đơn thuần thành một hoạt động vận động có nhiều ý nghĩa hơn.
Một số trò chơi hữu ích được đưa ra dưới đây. Bạn cũng có thể sử dụng hoạt động tiếp sức hoặc những trò chơi địa phương mà bạn hay các học viên biết.