33 Độ họ môi trườn gh
4.1.2. Độc học ca một số dung môi hữ uc
4.1.2.1. Độc học của benzen (C6H6) a. Giới thiệu chung
Benzen là một hydrocacbon thơm, chất lỏng không màu, dễ bay hơi, dung môi hòa tan được nhiều chất như mỡ, cao su, vecni, da sợi, vải len... Benzen là một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất công nghiệp, tuy nhiên do benzen có độc tính cao nên một số nước đã có luật cấm sử dụng benzen.
Rất nhiều công việc mà công nhân phải tiếp xúc trực tiếp với benzen như sản xuất dầu mỏ, than đá; công nghiệp hóa chất, công nghiệp sản xuất sơn, vecni, men, mực in; công nghiệp dệt, thuộc da, sản xuất vải sợi, len,…
b. Tác động của benzen
* Hấp thụ
bay hơi và tồn đọng ở nơi thấp nên benzen chủ yếu được hấp thụ qua đường hô hấp. Tiếp xúc benzen qua da và qua đường hô hấp thường độc hơn so với qua đường tiêu hóa.
* Chuyển hóa
Benzen vào cơ thể được oxy hóa bởi enzyme Cyp450 tạo ra các dẫn xuất epoxyd có tính độc rất cao. Dẫn xuất này nhanh chóng được chuyển hóa thành các hợp chất của phenol. Các dẫn xuất tạo thành sẽ tác phức với glutathione, axit sulfuric, axit cluronid là phức chất dễ tan dễ đào thải.
Dẫn xuất epoxyd nếu không được khử độc sẽ dễ dàng kết hợp với protein gây rối loạn chức năng của protein, và kết hợp với axit nucleic gây xáo trộn ADN.
* Tích tụ và đào th i
Benzen chủ yếu được đào thải qua đường nước tiểu và qua khí thở. Khoảng 40% benzen đi vào cơ thể đào thải ngay sau khi vào cơ thể, một phần được chuyển hóa đào thải qua đường nước tiểu.
Benzen được đào thải nhanh sau khi thâm nhập vào cơ thể, tuy nhiên một khi benzen tích lũy vào các mô đặc biệt là mô mỡ của các cơ quan như tủy xương, não, gan, …thì rất khó đào thải.
* Biểu hiện nhiễm độc
+ Biểu hiện nhiễm độc cấp tính: Khi tiếp xúc ở liều cao gây độc cấp tính suy giảm hệ thần kinh gây nhức đầu, chóng mặt, khó thở và dẫn đến rối loạn tiêu hóa, kém ăn, xung huyết niêm mạc miệng, rối loạn huyết học, thiếu máu.
+ Biểu hiện nhiễm độc mãn tính: Biểu hiện nhiễm độc xuất hiện muộn, thường sau 20 tháng. Những triệu chứng do nhiễm độc mãn tính là gây rối loạn đường tiêu hóa, gây rối loạn nhiễm sắc thể bạch cầu dẫn đến bệnh bạch cầu, gây đột biến gen và ung thư.
4.1.2.2. Độc học của toluen (C7H8) a. Giới thiệu chung
Toluen là chất lỏng, dễ cháy, ít bay hơi hơn benzen và hòa tan được trong nhiều chất. Toluen được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất sơn, nhựa thông, kéo, sản xuất cao su, tráng kẽm.
b. Tác động của độc chất
* Phư ng thức đi vào c thể
Toluen hấp thụ vào cơ thể người qua đường hô hấp và qua da, vì tính dễ tan trong mỡ nên toluen tích tụ lại trong các mô mỡ đặc biệt là tích tụ trong gan gây nhiễm mỡ gan và xơ gan.
Toluen vào cơ thể được chuyển hóa nhờ enzyme Cyp450, sau đó được chuyển hóa thành các muối tan đào thải ra ngoài cơ thể.
Toluen hấp thụ qua đường hô hấp sẽ nhanh chóng đi lên não gây độc hệ thần kinh, đặc biệt là thần kinh trung ương.
* Biểu hiện nhiễm độc
+ Nhiễm độc cấp tính: Khi bị nhiễm trên 100mg/kg thì sẽ bị hoa mắt, đau đầu, choáng váng, co giật và hôn mê.
+ Nhiễm độc mãn tính: Nếu hít Toluen thường xuyên thì sẽ xuất hiện những triệu chứng như nhức đầu, chán ăn, xanh xao, thiếu máu, tuần hoàn máu không bình thường. Trường hợp nặng sẽ gây thẫn thờ và mất trí nhớ.
4.1.2.3. Độc học của Cacbontetraclorua (CCl4) a. Nguồn gốc
Dung môi hữu cơ dùng để dập tắt lửa và làm sạch, khô đồ dùng trong gia đình và trong công nghiệp.
b. Tác động của độc chất
Phương thức đi vào cơ thể: Chất này đi vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp, dễ dàng tích tụ trong mô mỡ, một nửa lượng hấp thụ được chuyển hóa đào thải ra ngoài.
Tetrachloride hấp thụ qua đường hô hấp thường tích tụ trong thận và tác động lên thận, hấp thụ qua đường tiêu hóa thường tích tụ trong gan và tác động lên gan.
CCl4 trong cơ thể dễ dàng tác dụng với các enzyme trong cơ thể tạo ra gốc tự do CCl3+ làm tăng tính kiềm trong cơ thể và làm mất hoạt tính enzyme. Gốc CCl3+ gây độc cực mạnh cho tế bào.
Biểu hiện nhiễm độc: tác động lên hệ thần kinh và gan. Người tiếp xúc với loại dung môi này hay bị rùng mình, chóng mặt và đau đầu. Nếu tiếp xúc lâu sẽ ảnh hưởng tới gan dẫn tới vàng da và có thể chết.
4.1.2.4. Độc học của Metylen clorua (CH2Cl2)
a. Giới thiệu chung
Methylene là chất lỏng không màu, có nhiệt độ sôi thấp (400C), dễ hóa hơi, ít tan trong nước tan tốt trong rượu, ete, aceton và cloroform. Được sử dụng trong sản xuất fim xenlulo accetate và trong sơn, cao su; làm sạch các thiết bị; dùng để chiết tinh dầu hublong, chiết cafein…
b. Tác động gây hại
* Phư ng thức đi vào c thể
Methylen chloride đi vào cơ thể qua da và đường hô hấp, trong đó chủ yếu là qua đường hô hấp.
Khi vào cơ thể chất này sẽ được chuyển hóa nhờ hệ enzyme Cyp450 thành CO2. Chất trung gian của quá trình chuyển hóa này là cacbon monoxide tác dụng với Hemoglobin trong máu gây độc hệ hô hấp.
Methylene chloride nhanh chóng được đào thải ra ngoài sau khi đi vào cơ thể. Đường đào thải chủ yếu là qua khí thở và qua nước tiểu.
* Biểu hiện nhiễm độc
Methylen chloride là chất độc thần kinh, có tính chất gây mê. Tiếp xúc với nồng độ ppm thì người tiếp xúc trong tình trạng ngủ. Nếu tiếp xúc với nồng độ cao hơn sẽ gây mất trí nhớ. Biểu hiện của nhiễm độc buồn nôn, khó thở, ho, tức ngực…và có thể tử vong khi nồng độ độc chất cao.
* Nguồn gốc: Carbon disulfide là dung môi hòa tan cao su và được sử dụng trong sản xuất sợi tơ nhân tạo và làm chất trung gian để sản xuất photpho.
* Phư ng thức đi vào c thể: Carbon disulfide đi vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp (khoảng 90%) và một phần hấp thụ qua da.
Khi vào trong cơ thể chất này tác dụng với các amino axit, protein trong máu và trong các mô.
Sản phẩm chuyển hóa của disulfide kết hợp với men cytochrome P450 làm giảm khả năng chuyển hóa chất độc của men này.
* Tác động: Những biểu hiện khi nhiễm độc CS2 là mất trí nhớ, gây rối loạn tâm thần, dễ tức giận, mất ngủ, hệ tuần hoàn máu bị suy yếu gây ra bệnh tim.