Ảnh hưởng ca chất độc đến thận

Một phần của tài liệu Chất độc học (Trang 45 - 46)

2.3.8.1. Cấu tạo và chức năng của thận

Thận có vai trò chính trong việc lọc và loại bỏ những cặn bẩn có trong máu. Cứ mỗi phút có khoảng 1 lít máu được lọc qua thận.Cặn bẩn sau khi được tách ra khỏi máu chạy theo các ống dẫn, hòa tan trong ure, chuyển đến bọng đái qua ống niệu và được thải ra ngoài theo đường nước tiểu.

2.3.8.2. Các triệu chứng bệnh lý của thận

- Sỏi thận:

Sỏi thận hình thành là do sự kết tủa của một số chất chứa trong nước tiểu. Những sỏi này được tạo ra trong thận, nếu kích thước sỏi nhỏ sẽ được chuyển ra ngoài cùng nước tiểu, trong trường hợp sỏi lớn sẽ nằm trong niệu quản và gây nghẽn niệu quản.

Các yếu tố gây ra sỏi thận là: do các chất độc, do hàm lượng các chất Ca, acid uric, oxalat có trong nước tiểu cao.

Các loại sỏi thận hay gặp là calcium oxalat, structive, uricacid, cystine. Trong đó sỏi calcium oxalat là dạng sỏi thường gặp 83% đàn ông và 70% phụ nữ bị nhiễm bệnh này. Nguyên nhân của sỏi structive xuất hiện khi bị nhiễm trùng niệu quản phần trên. Sỏi uricacid

sinh ra khi nồng độ acid uric có trong nước tiểu cao. Sỏi Cystine là do bệnh di truyền do cơ thể tự sản xuất ra Cystine gây sỏi.

- Viêm bể thận

Chức năng lọc của thận bị thay đổi, độc chất tích tụ trong bể thận tác động lên thận. Các chất dễ tích tụ trong bể thận là Zn2+, Cd2+. Cation vô cơ, anion hữu cơ

- Suy giảm chức năng thận

Chức năng của thận bị suy giảm do độc chất tác động enzym trong thận làm mất chức năng của enzym này ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và đào thải các chất ở thận.

- Xơ hóa thận

Thận bị sơ hóa do độc chất tác động sẽ tăng khả năng đào thải các amino axit, các glucoza và phosphat qua đường nước tiểu giảm khả năng vận chuyển các chất này qua tế bào.

- U thận

Độ chất đi vào thận sẽ được chuyển hóa thành các chất độc mới, kích thích sự phát triển của các khối u có trong thận.

Một phần của tài liệu Chất độc học (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)