Độc chất do hoạt động đô thị và giao thông

Một phần của tài liệu Chất độc học (Trang 72 - 73)

33 Độ họ môi trườn gh

3.3.5. Độc chất do hoạt động đô thị và giao thông

3.3.5.1. Bụi sinh hoạt

Bụi sinh hoạt là bụi phát sinh do các hoạt động sinh hoạt trong nhà, hoạt động ngoài đường phố. Tính chất của bụi sinh hoạt phụ thuộc phát triển kinh tế cũng như xã hội của từng nơi. Một số loại bụi sinh hoạt thường gặp:

3.3.5.2. Bụi nhà

- Các hợp chất vô cơ: đất, cát, sợi bông…

- Bụi có nguồn gốc từ động vật: lông vật nuôi, tóc, gầu, lông vũ…

- Bụi có nguồn gốc từ thực vật: phấn hoa, các mảnh cây cỏ như bông, đay, gai, cỏ, lúa. - Bụi có nguồn gốc từ vi sinh vật: vi khuẩn, bào tử nấm, sợi nấm…

3.3.5.3. Bụi đường phố ở đô thị

- Đất, cát, bụi nhựa đường trên đường phố do hoạt động giao thông - Bụi phát sinh từ các công trình xây dựng

- Bụi có trong khói thải của các phương tiện giao thông ví dụ như các hợp chất của chì. Tác động gây hại của bụi sinh hoạt

- Các loại bụi có nguồn gốc từ thực vật gây dị ứng, hen, sốt, ban mề đay, viêm phế quản mãn tính, khí thủng mãn tính…

- Các chất kích ứng ở dạng bụi gây viêm phế quản, viêm phổi và phù phổi. - Một số bụi có thể gây ung thư như bụi nhựa đường, bồ hóng, sợi amiang… - Các bào tử nấm, vi khuẩn gây bệnh nguyên nhân dẫn đến các bệnh viêm nhiễm.

- Kích ứng mắt và làm tổn thương mắt

- Gây ra một số bệnh liên quan đến đường hô hấp khác

3.3.5.4. Khói thải giao thông

Các chất ô nhiễm có trong khí thải của các phương tiện giao thông bao gồm CO, SO2, NOx, hơi chì hữu cơ và một số chất hữu cơ khác.

Khí thải của các phương tiện giao thông là nguyên nhân gây ô nhiễm chính trong các thành phố. CO thải ra từ các phương tiện giao thông chiếm 90%, các hợp chất hữu cơ chiếm khoảng 60%, khí NOx chiếm 50% lượng khí thải của toàn thành phố.

Trung bình một xe tiêu thụ 1000 lít xăng thì thải ra 219 kg CO, 33,2 kg hydrocacbon, 0,9 kg SO2, 0,4 kg aldehyd, 0,3 kg chì.

Ảnh hưởng của các khí thải do giao thông

- Khí CO: làm mất khả năng vận chuyển oxy của máu gây ngạt do thiếu oxy trong máu.

- Khí SO2: gây rối loạn tiêu hóa, gây hại cho hệ tạo huyết. Khí SO2 còn là nguyên nhân dẫn đến mưa axit, gây tổn thương đến cây trồng.

- Nitơ oxit: gây độc cho bộ máy hô hấp, gây nguy hiểm cho phổi, tim, gan sau vài giờ tiếp xúc. Nếu tiếp xúc với nồng độ cao trêm 100ppm thì có thể dẫn đến tử vong.

- Chì: Nguyên nhân của ô nhiễm hơi chì trong khí thải giao thông là do sử dụng Tetraetyl chì là chất phụ gia chống cháy nổ và giảm tiếng ồn cho động cơ. Hơi chì vào cơ thể người qua đường hô hấp, khoảng 30-50% chì được giữ lại trong cơ thể, tích tụ trong não, gan thận ở dưới dạng chì vô cơ và chì hữu cơ. Chì tác động với hệ enzyme, hệ tạo huyết gây thiếu máu, suy nhược nhịp tim. Tác động lên hệ thần kinh gây rối loạn thần kinh, mất trí nhớ, viêm não.

Một phần của tài liệu Chất độc học (Trang 72 - 73)