Tác động ca độc chất đối vi một sốc quan trê nc thể

Một phần của tài liệu Chất độc học (Trang 41 - 43)

2.3.5.1. Ảnh hưởng đến hệ thần kinh

a. Hệ thần kinh và sự truyền đạt thông tin của hệ thần kinh

Hệ thần kinh có vài trò chủ đạo trong việc điều hòa chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể. Về mặt giải phẫu hệ thần kinh được chia thành hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên. Về mặt chức năng người ta chia thành hai loại hệ thần kinh động vật đản bảo chức năng liên hệ với thế giới bên ngoài và hệ thần kinh thực vật đảm bảo nhiệm vụ chức năng dinh dưỡng.

Thông tin truyền từ dây tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác, hoặc từ đầu dây thần kinh đến các tuyến tiết ra hocmon nhờ các chất dẫn xuất thần kinh như: acetylcholine, norepinephrine, GABA, serotonin, glutamate.

b. Các tác nhân gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Một phần ba các độc chất có trong môi trường tác động lên hệ thần kinh. Chất độc đi vào máu, lên não, xâm nhập qua màng tế bào tác động lên tế bào thần kinh, các chất dẫn truyền thần kinh, dây thần kinh… gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Các tác nhân tác động lên hệ thần kinh như sau:

- Các tác nhân tác động lên các kênh vận chuyển ion ngăn cản quá trình vận chuyển ion của tế bào thần kinh. Ví dụ một số chất độc thần kinh tác dụng với gốc cacbocyl của kênh ngăn chặn quá trình vận chuyển ion của kênh hoặc làm tăng lượng ion Na+ vận chuyển vào màng tế bào.

- Chất độc thần kinh tác dụng với các thụ thể của tế bào ngăn chặn các chất dẫn truyền thần kinh tác dụng với thụ thể. Ví dụ như chất độc thần kinh tác dụng với thụ thể của Ach có mặt trên tế bào ngăn chặn sự mở kênh Na+.

- Chất độc thần kinh tác dụng lên enzyme ATPase, enzyme đóng vai trò trong quá trình vận chuyển ion trong tế bào thần kinh. Ví dụ DDT làm mất hoạt tính của enzyme ATPase làm mất khả năng vận chuyển ion ra và vào tế bào.

- Chất độc thần kinh có thể tác dụng trực tiếp lên các chất dẫn truyền thần kinh.

Ví dụ như DDT, cyclodien, este pyrethroid trung hòa GABA tại các giác quan, khóa dòng ion Cl- vận chuyển ra ngoài tế bào.

- Tác động lên các enzyme tham gia quá trình sản xuất và phân hủy các chất dẫn truyền thần kinh. Ví dụ tác động ức chế enzyme AchE là enzyme phân hủy Ach tạo mức cao Ach dẫn tới ngăn cản sự khủ cực, tê liệt cơ quan thụ quan hoặc hủy hoại chức năng của cơ quan thụ quan.

- Tác động trực tiếp lên màng nhầy của hệ thần kinh dẫn đến hư hỏng màng không có khả năng hồi phục.

- Tác dụng với các tiếp giáp cơ thần kinh mạch

- Tác động làm thoái hóa , gây xơ cứng tế bào thần kinh

c. Các triệu chứng bệnh lý gây ra do chất độc hệ thần kinh

- Tuyến ngoại tiết: Tiết nhiều nước bọt, nước mắt, mồ hôi - Mắt: Thu hẹp đồng tử, sa mi mắt, mờ mắt

- Bộ máy tiêu hóa: Nôn ọe, căng bụng, chuột rút, tiêu chảy, đi ngoài

- Bộ máy hô hấp: Thở gấp, chảy nước mắt, thở khò khè, ngạt mũi, co thắt lồng ngực, co thắt cuống phổi, ho, thở chậm.

- Hệ tuần hoàn: Nhịp tim chậm, giảm huyết áp - Hệ bài tiết: Đi tiểu liên tục không kiềm chế được

- Hệ tuần hoàn gây ra các triệu chứng sau: Nhịp tim chậm, huyết áp giảm, sắc mặt tái. - Cơ xương: Bó cơ, chuột rút, các phản xạ không rõ tại dây chằng, co thắt cơ đường hô hấp, tiếng nói yếu, yếu cơ, tay run, đau khớp. Mất ngủ, bị kích thích thần kinh vận động với âm thanh, tình cảm không ổn định, mất cân bằng.

- Tác động lên hệ thần kinh trung ương của não. Triệu chứng là đờ đẫn, hôn mê, mệt mỏi, lẫn lộn, không tập trung, đau đầu, run rẩy, khó thở, suy yếu trung tâm hô hấp, tím tái, nôn ọe, căng thẳng thần kinh, bị kích thích, thị lực giảm, mất trí nhớ.

* Bệnh mất trí nhớ (Alzheimer):

Bệnh Alzheimer là thể nặng nhất của trong nhóm các bệnh sa sút về tinh thần. Bệnh nhân thường có triệu chứng như rối loạn về nhận thức như là rối loạn ngôn ngữ, rối loạn trí tuệ, rối loạn tri giác, rối loạn phối hợp động tác; rối loạn về hành vi như mắc chứng trầm cảm, mất sáng kiến, mờ nhạt cảm xúc, hoạt động không có mục đích. Cuối cùng là mất luôn khả năng vận động ngay cả những bản năng cơ bản nhất.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh là do teo vỏ não, thoái hóa tơ thần kinh bên trong, mất noron thần kinh chủ yếu ở phần vỏ não và phần cá ngựa, giảm sút chất dẫn truyền thần kinh.

Tác nhân gây bệnh có thể là do tích lũy nhôm gây thoái hóa tơ thần kinh, suy giảm nơron do tổn thương não, thiếu oxy hoặc nhiễm độc các hóa chất độc hệ thần kinh.

Một phần của tài liệu Chất độc học (Trang 41 - 43)