Giải pháp quản lý kinh tế và các nguồn lực

Một phần của tài liệu Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới (Trang 52 - 61)

V. CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐẢM BẢO CHO SỰ PHÁT TRIỂN CNH-HĐH BỀN VỮNG

1.Giải pháp quản lý kinh tế và các nguồn lực

a) Phát triển nguồn nhân lực

Thực hiện tốt các mục tiêu về phát triển giáo dục đến năm 2000, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Đánh giá nguồn nhân lực hiện có, có chính sách, kế hoạch sắp xếp, bố trí, sử dụng và đào tạo lại.

Phát triển hệ thống đào tạo đa dạng với mục tiêu, nội dung, phương pháp và quy mô phù hợp. Chú trọng đào tạo đồng bộ từ cán bộ khoa học - công nghệ, cán bộ quản lý, nhà kinh doanh đến công nhân lành nghề, nhân viên hành chính, nghiệp vụ v.v.. Ưu tiên đào tạo các ngành nghề mũi nhọn, chú trọng thích đáng năng lực thực hành. Bồi dưỡng thường xuyên lực lượng lao động đang làm việc. Có định hướng và chính sách, kế hoạch đưa người đi đào tạo ở nước ngoài. Thực hiện xã hội hoá sự nghiệp đào tạo. Nhà nước đầu tư thích đáng, đồng thời có chính sách khuyến khích, động viên mọi nhà, mọi tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo và tự đào tạo. áp dụng chính sách tín dụng để phát triển giáo dục, đào tạo, cả đối với người đi học. Kết hợp đào tạo kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp với bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức, nhằm hình thành một đội ngũ lao động giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có tác phong công nghiệp, lao động cần cù, sáng tạo, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, có ý thức phấn đấu vì sự phồn vinh của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân.

Bố trí, sử dụng, đãi ngộ hợp lý lực lượng lao động đã và sẽ được đào tạo. Đãi ngộ đặc biệt đối với những tài năng. Phát huy mạnh mẽ sức sáng tạo của đội ngũ trí thức.

Đổi mới hệ thống quy chế, quy định về giáo dục, đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng. Xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo với các cơ quan quản lý nhân lực và việc làm, giữa cơ sở đào tạo với cơ sở sử dụng nhân lực. Tổ chức thông tin rộng rãi về giáo dục, đào tạo và việc làm.

Tạo điều kiện cho người lao động, nhất là người được đào tạo tốt tìm được việc làm đúng ngành nghề và có thu nhập xứng đáng. Giải quyết tình trạng cán bộ khoa học - kỹ thuật, văn hoá - xã hội... đã được đào tạo, nhưng thiếu việc làm, hoặc chưa có việc làm.

Khuyến khích mọi người tự tìm việc làm và đầu tư tạo việc làm cho xã hội.

b) Chính sách về vốn

Quán triệt tinh thần vốn trong nước là quyết định, vốn ngoài nước là quan trọng. Tiếp tục đổi mới các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tài chính -tiền tệ để thực hiện tốt việc tạo vốn, huy động và sử dụng vốn có hiệu quả.

Xây dựng môi trường vĩ mô ổn định, thuận lợi, các chính sách, luật lệ, quy chế rõ ràng và nhất quán, thực hiện nghiêm minh để mọi người yên tâm, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Thực hiện tốt luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài. Đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong việc xin phép đầu tư, đăng ký kinh doanh, thuê đất, giải phóng mặt bằng, lắp đặt điện, nước, nhập máy móc thiết bị cho sản xuất... Quy hoạch, xây dựng sẵn những cơ sở hạ tầng cần thiết và những quy chế quản lý hành chính - kinh tế thích hợp ở những địa bàn chọn lọc để thu hút nhanh đầu tư trong và ngoài nước, hình thành những khu, cụm công nghiệp ở từng vùng, từng địa phương.

Cải cách hệ thống thuế; tiếp tục xoá bao cấp, bù lỗ đối với những hàng hoá, dịch vụ như điện, nước, giao thông vận tải, xăng dầu...; tăng thu cho ngân sách; cắt giảm những chi tiêu chưa thật cấp bách hoặc kém hiệu quả. Giảm bội chi ngân sách, tiến tới cân bằng thu chi.

Tiếp tục đổi mới hệ thống tín dụng - ngân hàng, mở rộng loại hình và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, bảo đảm thuận tiện, an toàn, nhanh chóng, huy động tối đa vốn nhàn rỗi trong xã hội để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển. Cùng với việc đẩy lùi và kiểm soát lạm phát, cần điều chỉnh hợp lý lãi suất tín dụng.

Tích cực xây dựng thị trường vốn. Phát triển các hình thức huy động vốn bằng góp cổ phần, bán cổ phiếu, trái phiếu cho người đầu tư trong nước, thí điểm bán một phần ra thị trường vốn quốc tế. Xúc tiến chuẩn bị và từng bước hình thành thị trường chứng khoán.

Hướng dẫn tiêu dùng, Ban hành những quy định cụ thể để thực hành chế độ tiết kiệm trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội và trong nhân dân, dành vốn cho đầu tư phát triển.

Phấn đấu nâng tổng mức tích luỹ đầu tư toàn xã hội lên khoảng 25-30% GDP.

Khẩn trương hoàn thành các công việc chuẩn bị cần thiết để tiếp nhận nhanh và sớm đưa vào sử dụng các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), các khoản cho vay của các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế... đã được thoả thuận. Giải toả các vướng mắc để tranh thủ thêm các nguồn tài trợ mới.

Ưu tiên cho đầu tư trực tiếp, nhất là từ những công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia có tầm cỡ trên thế giới, để tranh thủ chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý điều hành tiên tiến, mở lối thâm nhập vào thị trường khu vực và quốc tế.

Đổi mới căn bản phương thức đầu tư của Nhà nước. Chỉ cấp phát vốn cho những dự án không thể trực tiếp thu hồi vốn. Đối với các dự án khác, chủ yếu áp dụng hình thức tín dụng hoặc góp cổ phần.

Nghiên cứu mở rộng quyền hạn và trách nhiệm của ngành, địa phương, cơ sở trong lĩnh vực tạo vốn, huy động vốn, duyệt dự án đầu tư phát triển. Quy định chặt chẽ về vay và trả nợ, kể cả vay trong nước và nước ngoài. Nhà nước vay chủ yếu để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, xây dựng một số công trình hết sức trọng yếu. Đối với các doanh nghiệp, áp dụng cơ chế tự vay, tự trả. Nhà nước có thể dành một phần vốn vay làm nguồn tín dụng đầu tư trong nước, nhưng cần làm có trọng điểm và đều phải bảo đảm trả được nợ.

c) Chính sách các thành phần kinh tế

Kinh tế nhà nước trước hết là doanh nghiệp nhà nước phải được củng cố, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả để phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

Ban hành Luật doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục sắp xếp lại, đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện từng bước việc cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước. Thành lập cơ quan quản lý tài sản và vốn của Nhà nước, xác định rõ quy chế đại diện chủ sở hữu để thực hiện quyền quản lý vốn nhà nước trong doanh nghiệp. Chấn chỉnh công tác thống kê, đổi mới căn bản chế độ kế toán, hoàn thiện quy chế kiểm toán độc lập. Tăng cường hơn nữa quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp đi đôi với quản lý chặt chẽ vốn và tài sản của Nhà nước. Để lại khấu hao cơ bản cho doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp tự tích luỹ vốn để đầu tư phát triển. Hình thành một số tổ chức kinh tế lớn, với mức tích tụ, tập trung cao về vốn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Từng bước xoá bỏ chế độ bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản đối với các doanh nghiệp nhà nước.

Ban hành Luật hợp tác xã. Khôi phục và khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế hợp tác đa dạng trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành, lĩnh vực khác, theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi. Nhà nước hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ hợp tác xã về tín dụng, thông tin, thị trường, đào tạo cán bộ... để kinh tế hợp tác phát triển có hiệu quả.

Nhà nước thông qua luật pháp và các chính sách tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho tư nhân yên tâm bỏ vốn đầu tư vào sản xuất. Khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân phát triển theo con đường liên doanh, liên kết với kinh tế nhà nước dưới nhiều hình thức thích hợp.

Nghiên cứu, thăm dò, dự báo, thông tin kịp thời về thị trường ngoài nước và các đối tác.

Đổi mới cơ cấu xuất khẩu, tạo ra những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn theo hướng khai thác các lợi thế so sánh, nhất là lợi thế về nguồn nhân lực. Thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái hợp lý để khuyến khích mạnh xuất khẩu, điều tiết nhập khẩu có hiệu quả.

Cải tiến các thủ tục xuất nhập khẩu, nhất là về cấp côta, giấy phép. Tổ chức tốt việc thu thập và cung cấp các thông tin kinh tế thế giới và khu vực cho các cơ quan và doanh nghiệp trong nước. Cung cấp các thông tin cần thiết về thương mại và kinh tế Việt Nam cho nước ngoài. Phát triển các tổ chức làm dịch vụ tiếp thị, các hiệp hội xuất nhập khẩu. Từng bước tham gia các hội, các tổ chức kinh tế, thương mại thế giới và khu vực.

Hoàn thiện luật pháp về xuất, nhập khẩu phù hợp với chính sách của ta và với thông lệ quốc tế. Nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác này. Mở rộng thị trường trong nước để phục vụ đắc lực công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thúc đẩy sản xuất và lưu thông vật tư, hàng hoá, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân ở cả thành thị và nông thôn.

Hình thành các trung tâm thương mại phù hợp với mức độ phát triển của thị trường trên các địa bàn.

Chấn chỉnh lưu thông hàng hoá giữa thành thị và nông thôn, quan tâm đúng mức đối với miền núi, vùng xa, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc. Lập lại trật tự trên thị trường; hướng dẫn các thành phần thương nghiệp phát triển đúng hướng, đúng chính sách, pháp luật, cạnh tranh lành mạnh. Tăng cường vai trò chủ đạo của thương nghiệp nhà nước cả ở khâu bán buôn và bán lẻ, cả trong kinh doanh tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng và dịch vụ, cả trên thị trường thành thị và thị trường nông thôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khắc phục tình trạng chia cắt giữa thương nghiệp nhà nước với cơ sở sản xuất của Nhà nước, giữa nội thương với ngoại thương, giữa bán buôn và bán lẻ; giải quyết tình trạng thiếu vốn, nâng cao trình độ tổ chức kinh doanh, loại trừ tiêu cực để thương nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả. Phát triển mạng lưới đại lý bán lẻ cho công thương nghiệp nhà nước ở nông thôn, miền núi.

Phát triển thương nghiệp hợp tác xã; quản lý tốt thương nghiệp tư nhân. Chấn chỉnh mậu dịch biên giới và cửa khẩu, xử lý nghiêm những hành vi buôn lậu, trốn thuế, buôn bán hàng cấm, hàng giả.

Thực hiện chính sách bảo hộ sản xuất trong nước chủ yếu bằng cách tạo điều kiện và thúc đẩy các cơ sở sản xuất vươn lên cạnh tranh được với hàng ngoại trên thị trường, đáp ứng lợi ích của người tiêu dùng. Đồng thời, từng thời gian, Nhà nước xác định và công bố rõ chính sách bảo hộ có mức độ, có thời hạn, đối với những ngành và lĩnh vực thật cần thiết, đối với từng mặt hàng cụ thể. Giáo dục và khuyến khích nhân dân dùng hàng nội.

e) Chính sách công nghệ.

Gắn khoa học - công nghệ với sản xuất, dịch vụ; gắn các chương trình phát triển khoa học - công nghệ với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Mở rộng phương thức ký kết hợp đồng nghiên cứu. Khuyến khích sự sáng tạo của các nhà khoa học, đồng thời coi trọng phát huy sáng kiến của mọi người lao động. Tạo lập thị trường để sản phẩm của hoạt động khoa học - công nghệ được trả giá đúng mức và lưu thông như một dạng hàng hoá đặc biệt.

Thực hiện tốt Pháp lệnh về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và Pháp lệnh chuyển giao công nghệ. Sớm ban hành Luật khoa học - công nghệ. Tăng cường hệ thống các cơ quan quản lý phát triển công nghệ.

Tăng đáng kể vốn đầu tư cho khoa học - công nghệ từ nhiều nguồn: ngân sách nhà nước, vốn của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tài trợ của

các tổ chức quốc tế và nước ngoài. áp dụng và tăng tỷ trọng vốn tín dụng đầu tư cho khoa học - công nghệ.

Nhà nước tập trung nguồn lực cho một số chương trình trọng điểm quốc gia về phát triển công nghệ, cho các dự án sản phẩm có hiệu quả kinh tế lớn và tác động tới nhiều ngành kinh tế. Các ngành, các địa phương và các doanh nghiệp cũng có các chương trình, dự án về đổi mới công nghệ.

Áp dụng các chính sách kinh tế thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ tiên tiến thích hợp. Có chính sách khuyến khích đối với các công nghệ mới áp dụng lần đầu ở nước ta, đối với phần vốn dành cho các công tác nghiên cứu và đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp.

Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ, công nhân lành nghề về số lượng, chất lượng và cơ cấu, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài; chú ý đào tạo cán bộ khoa học - công nghệ là người dân tộc thiểu số. Thực hiện đồng bộ các biện pháp để sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ hiện có. Bổ sung và mau chóng trẻ hoá cán bộ ở các cơ sở nghiên cứu - triển khai.

Gấp rút đào tạo cán bộ đầu đàn, các tổng công trình sư cho các ngành công nghệ then chốt. Bồi dưỡng và tạo điều kiện cho các chuyên gia có trình độ vào làm việc tại các cơ quan và tổ chức quốc tế, các trung tâm khoa học - công nghệ mạnh ở các nước phát triển. Cho mở một số trường đại học, viện nghiên cứu công nghệ quốc tế hoặc khu vực ở Việt Nam. Mở rộng việc cử chuyên gia ra nước ngoài nghiên cứu, khảo sát, trao đổi khoa học, chú trọng những lĩnh vực công nghệ cần ưu tiên. Khuyến khích chuyên gia Việt kiều chuyển giao tri thức và công nghệ về nước.

Bố trí lại lực lượng khoa học - công nghệ. Có chính sách thu hút cán bộ khoa học - công nghệ đến làm việc trực tiếp ở các doanh nghiệp, các địa phương. Khuyến khích các doanh nghiệp lập cơ sở nghiên cứu - triển khai. Chuyển phần lớn các viện nghiên cứu - triển khai về các doanh nghiệp. Một số viện nghiên cứu có

thể chuyển thành doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghệ cao. Tăng cường cơ sở nghiên cứu khoa học của các trường đại học. Các trường đảm nhiệm phần lớn nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản.

f) Chính sách khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên và bảo vệ môi trường. Rất coi trọng vấn đề khai thác có hiệu quả, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Đẩy mạnh tìm kiếm, thăm dò, đánh giá tài nguyên. Kế hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên, nhất là cho xuất khẩu, phải tính đến cả nhu cầu trước mắt và lâu dài, kinh tế và quốc phòng.

Ban hành các luật về khai thác và bảo vệ tài nguyên. Tăng cường quản lý các hoạt động khai thác khoáng sản, chấn chỉnh công nghiệp khai khoáng, thực hiện đúng quy trình, quy phạm, bảo đảm an toàn, hiệu quả, chống lãng phí tài nguyên và huỷ hoại môi trường. Ngăn chặn và xử lý nghiêm việc khai thác tài nguyên trái phép.

Chính phủ quy định cụ thể những loại mỏ do nhà nước khai thác hoặc liên doanh trong và ngoài nước để khai thác, loại mỏ để cho các thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới (Trang 52 - 61)