Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức

Một phần của tài liệu Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới (Trang 32 - 35)

III. NỘI DUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

2. Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.Đó là một quá trình lâu dài.Để kịp thời triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương tập trung bàn định chủ chương, chính sách phát triển công nghiệp, công nghệ và xây dựng giai cấp công nhân, nhằm đẩy tới một bước sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

a) Các ngành công nghiệp và kết cấu hạ tầng:

Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản:

Nông nghiệp (bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp) phải quy vùng tập trung chuyên canh, đưa công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học vào sản xuất, tạo ra nguồn nguyên liệu lớn, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến hiện đại. Hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng hoá chất có độc tố, tiến tới một nền nông nghiệp"sạch", phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Coi trọng đầu tư công nghệ trong khâu bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.

Phát triển cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu. Nâng cao chất lượng dinh dưỡng, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, đa dạng hoá mặt hàng thực phẩm. Chú ý một số trọng điểm sau đây:

- Phát triển trồng và chế biến lúa gạo có chất lượng ngày càng tốt hơn cho tiêu dùng trong nước, đạt giá trị và hiệu quả xuất khẩu cao.

- Chế biến thịt, sữa, cá, tôm , dầu ăn và rau quả; phát triển mạnh công nghiệp chế biến đường đi đôi với mở rộng trồng mía để tự đáp ứng đủ nhu cầu về đường.

- Mở rộng sản xuất nước giải khát các loại, nhất là nước quả; hạn chế sản xuất rượu có độ cồn cao. Phát triển có mức độ sản xuất thuốc lá, tăng mức tự cung ứng nguyên liệu.

- Tăng nhanh năng lực và nâng cao trình độ công nghệ chế biến đến sản phẩm cuối cùng: cao su, tơ tằm, chè, cà phê, gỗ và các loại nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô hoặc sơ chế.

Công nghiệp hàng tiêu dùng:

Phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng thông dụng, mở rộng sản xuất hàng lâu bền, cao cấp. Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá mặt hàng, cải tiến bao bì và giảm giá thành.

Phát triển mạnh sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm may mặc, dệt, da, hàng điện tử, đồ điện gia dụng, hàng thủ công, mỹ nghệ... Chuyển nhanh từ gia công sang tự sản xuất để xuất khẩu.

Công nghiệp cơ khí và điện tử - tin học:

Chấn chỉnh và phát triển ngành cơ khí, tận dụng năng lực hiện có, tranh thủ công nghệ hiện đại, tạo thêm năng lực sản xuất mới cần thiết. Mở rộng hợp tác, liên doanh với nước ngoài, đi từ lắp ráp, sản xuất phụ tùng tiến tới sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.

Tập trung thực hiện chương trình cơ khí trang bị cho nông, lâm, ngư nghiệp, sản xuất thiết bị chế biến nông, lâm, thuỷ sản, làm hàng tiêu dùng. Sản xuất thiết bị,

phương tiện xây dựng, khai khoáng, giao thông vận tải. Phát triển mạnh đóng tàu sông biển. Lắp ráp, sản xuất phụ tùng, hướng dần tới sản xuất xe máy, ô tô... Phát triển mạng lưới cơ khí sửa chữa. Chuẩn bị xây dựng một số nhà máy cơ khí chế tạo mới.

Phát triển ngành điện tử - tin học để đến thập kỷ tới trở thành một ngành mũi nhọn thực hiện chương trình quốc gia về công nghệ thông tin, đưa nhanh điện tử - tin học vào sản xuất, dịch vụ, quản lý, đời sống và an ninh, quốc phòng.

Các ngành công nghiệp sản xuất nguyên, nhiên, vật liệu:

Đẩy mạnh việc tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu, khí, tăng nhanh sản lượng dầu, khí; xây dựng nhà máy lọc dầu, đường ống dẫn khí và công nghiệp sử dụng khí thiên nhiên. Phát triển ngành công nghiệp dầu khí và hình thành dần công nghiệp hoá dầu Việt Nam.

Chấn chỉnh và phát triển ngành than đáp ứng đủ nhu cầu; bảo vệ tài nguyên và môi trường khu mỏ. Tăng chế biến than cho tiêu dùng.

Mở rộng sản xuất thép chủ yếu là thép xây dựng và một phần thép chế tạo. Cải tạo, mở rộng, đổi mới thiết bị và công nghệ các cơ sở sản xuất thép hiện có. Xây dựng một số công trình cán và luyện thép mới quy mô nhỏ và vừa. Nghiên cứu và chuẩn bị xây dựng nhà máy luyện thép lớn. Phát triển sản xuất một số kim loại màu với quy mô và công nghệ thích hợp.

Phát triển sản xuất xi măng đáp ứng nhu cầu trong nước, tiến tới có xuất khẩu.Tăng sản xuất các loại vật liệu xây dựng khác, chú ý vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cao cấp.

Phát triển sản xuất các loại vật liệu mới (gốm kỹ thuật, vật liệu tổ hợp composit...) để thay thế một phần các loại vật liệu truyền thống kém hiệu quả.

Đẩy mạnh sản xuất phân bón; đáp ứng đủ nhu cầu phân lân; tăng năng lực sản xuất phân đạm; mở rộng sản xuất phân hỗn hợp. Coi trọng các loại phân vi sinh, vi lượng, thuốc trừ sâu bệnh ít gây độc hại.

Tăng sản xuất hoá chất cơ bản.

Đẩy mạnh thăm dò, khai thác, chế biến các nguồn tài nguyên khoáng sản có giá trị kinh tế khác.

Một phần của tài liệu Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w