0
Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA THỜI KỲ ĐỔI MỚI (Trang 39 -41 )

III. NỘI DUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

c) Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Người cho đó là con đường tất yếu phải đi để xây dựng đất nước giàu mạnh. Vận dụng sáng tạo những điều Bác dạy, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã từng bước thực hiện thành công sự nghiệp vĩ đại này.

Trong bài “Con đường phía trước” với bút danh C.K đăng trên Báo Nhân

dân số 2143 ngày 20/1/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nước ta vốn là nước

nông nghiệp lạc hậu, đó là chỗ bắt đầu đi của chúng ta... Đời sống nhân dân chỉ có thể dồi dào khi chúng ta dùng máy móc để sản xuất một cách rộng rãi: dùng máy móc cả trong công nghiệp và nông nghiệp, máy sẽ chắp thêm tay cho người, làm cho sức người tăng lên gấp trăm, nghìn lần và giúp người làm việc phi thường…”đó là con đường phải đi của chúng ta”.

Phát biểu tại Đại hội Công đoàn tỉnh Thanh Hóa lần thứ 6 ngày 19/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa đất nước: “Nước ta là một nước nông nghiệp..., muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy nông nghiệp làm gốc. Nếu không phát triển nông nghiệp thì không có cơ sở phát triển công nghiệp vì nông nghiệp cung cấp nguyên liệu, lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hóa của công nghiệp làm ra.

Thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo vào thực tiễn và đã đạt được nhiều thành tựu. Ngay từ Đại hội III (9/1960), Đảng ta đã quyết tâm: “Xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại kết hợp với nông nghiệp, lấy

công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp và nông nghiệp hiện đại.

Tại Đại hội VI (12/1986), Đảng ta khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, chủ trương đẩy mạnh thực hiện 3 chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, trong đó chương trình lương thực - thực phẩm là quan trọng nhất nhằm đảm bảo lương thực cho xã hội và có dự trữ một phần.

Ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 10 về chuyển đổi cơ chế quản lý nông nghiệp. Đây là một trong những vấn đề có tính đột phá trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết 10 đã mở đầu cho sự phát triển ngoạn mục nông nghiệp, nông thôn nước ta thời kỳ đổi mới. Từ nước đói nghèo, thiếu lương thực phục vụ trong nước, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu nông sản lớn.

Nghị quyết số 6-NQ-TW, ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn đã chỉ rõ: “Coi trọng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội..., đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”

Nhằm tạo ra sự chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nông dân, Đại hội X của Đảng (4/2006) nêu rõ: “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa

dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao”.

Và mới đây nhất, Nghị quyết 26 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được coi như “luồng gió mới”, tạo đà cho sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn. “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng”.

Nhờ vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, sau hơn 20 năm đổi mới, nông nghiệp, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn: kinh tế nông nghiệp phát triển, đời sống nông dân được cải thiện, diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt. Dù vậy, nhiệm vụ phía trước vẫn còn rất nặng nề và tư tưởng của Người mãi là “kim chỉ nam” hành động của mỗi chúng ta.

Một phần của tài liệu ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA THỜI KỲ ĐỔI MỚI (Trang 39 -41 )

×