Phát triển kinh tế miền biển:

Một phần của tài liệu Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới (Trang 45 - 47)

III. NỘI DUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

g)Phát triển kinh tế miền biển:

Đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò khảo sát các nguồn tài nguyên biển; từng bước nghiên cứu và khai thác toàn diện các tiềm năng to lớn của kinh tế biển. Phát triển mạnh công nghiệp dầu khí và dịch vụ dầu khí; khai thác và chế biến một số khoáng sản khác như imênhit, cát thuỷ tinh, muối công nghiệp...; đẩy mạnh nuôi trồng, đánh bắt và chế biến hải sản, vươn mạnh ra khơi xa; phát triển mạnh công nghiệp sửa chữa tàu, đóng tàu, vận tải biển và các dịch vụ hàng hải; phát triển mạnh du lịch. Nâng cấp và mở rộng hệ thống cảng và các kết cấu hạ tầng khác. Xây dựng các khu công nghiệp, thương mại, du lịch và một số đô thị ven biển, mở cửa giao lưu kinh tế với bên ngoài.

Tổ chức, tạo điều kiện cho nhân dân ra các hải đảo sinh cơ lập nghiệp. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế biển với quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, thềm lục địa, và các vùng đặc quyền kinh tế trên biển. Trong khi coi trọng phát triển tất cả các vùng, cần tập trung thích đáng nguồn lực cho các địa bàn kinh tế trọng điểm để làm hạt nhân liên kết và thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển. Đó là: khu vực Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh ở phía bắc; Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu ở phía nam; Đà Nẵng - Huế - Nha Trang ở miền Trung.

h) Chuyển dịch cơ cấu Lao động, cơ cấu công nghệ.

Phát triển nguồn nhân lực đảm bảo đến năm 2010 có nguồn nhân lực với cơ cấu đồng bộ và chất lượng cao, tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp còn dưới 50% lực lượng lao động xã hội

Nhiệm vụ phát triển khoa học - công nghệ từ nay đến năm 2000 là:

- Cung cấp cơ sở khoa học cho các quyết định, các chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư.

- Đẩy nhanh quá trình đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ trong nền kinh tế một cách có trọng điểm.

- Xây dựng và phát triển năng lực khoa học - công nghệ để làm chủ công nghệ nhập và sáng tạo công nghệ mới; chuẩn bị cho sự phát triển của đất nước vào đầu thập kỷ tới. Các chủ trương cụ thể là:

Thực hiện cơ cấu công nghệ kết hợp nhiều trình độ, các giải pháp về công nghệ đều phải lấy hiệu quả kinh tế, xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái làm tiêu chuẩn cao nhất. Hướng chính để đổi mới nhanh công nghệ là nhập công nghệ tiên tiến và hiện đại, đồng thời khuyến khích cải tiến và sáng tạo công nghệ mới. Trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, cần chú ý yếu tố chuyển giao công nghệ.

năng tạo thêm nhiều chỗ làm việc trực tiếp và gián tiếp. Tranh thủ đổi mới thiết bị, hiện đại hoá công nghệ trước hết ở một số khâu có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là hàng xuất khẩu; ở một số ngành có tác động trực tiếp tới việc nâng cao trình độ công nghệ của nhiều ngành khác và ở một số lĩnh vực và địa bàn đòi hỏi sớm vươn lên ngang với trình độ khu vực và quốc tế. Ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, như: công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu điện tử hoá và tin học hoá nền kinh tế quốc dân; công nghệ sinh học, trước hết phục vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái; công nghệ chế tạo và gia công vật liệu, nhất là từ nguồn nguyên liệu trong nước...

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho khoa học - công nghệ.

Ưu tiên các hướng nghiên cứu ứng dụng, đồng thời chú trọng đúng mức các nghiên cứu cơ bản, nhất là về khoa học xã hội và nhân văn.

Quan tâm xây dựng, nâng cấp mạng lưới dịch vụ công nghệ như: đo lường, tiêu chuẩn, kiểm tra chất lượng sản phẩm; đánh giá và thẩm định công nghệ, thông tin công nghệ...

Xây dựng hai trung tâm công nghệ cao ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hình thành mạng lưới tổ chức hỗ trợ chuyển giao công nghệ ở nông thôn, miền núi, ven biển.

Xây dựng và tổ chức thực hiện một số chương trình trọng điểm về: đổi mới công nghệ ở các ngành sản xuất, dịch vụ; xây dựng một số ngành công nghiệp mới dựa trên công nghệ cao; phát triển công nghệ phục vụ công nghiệp hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn; khoa học xã hội và nhân văn phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Một phần của tài liệu Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới (Trang 45 - 47)