Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với chính quyền, đoàn thể nhân dân

Một phần của tài liệu 238375 (Trang 43 - 44)

thể nhân dân

Hệ thống chính trị của nước ta hoạt động theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ”; Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được ghi trong văn bản pháp lý cao nhất của nước ta - Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 ghi rõ:

“Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” [13, 14].

Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị, không những chỉ đại diện cho quyền và lợi ích của giai cấp công nhân, mà nó còn đại diện cho toàn thể nhân dân lao động, cho mọi giai tầng trong xã hội; Sự vận hành của hệ thống chính trị để đảm bảo và phát huy dân chủ trong xã hội, trước hết phụ thuộc vào vai trò lãnh đạo của Đảng.

Để thực hiện tốt Nghị quyết của Đảng, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trước hết phải thực hiện QCDC ở cơ sở, Đảng phải tăng cường vai trò lãnh đạo của mình đối với chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội. Chính quyền là nơi trực tiếp tổ chức, quán triệt triển khai QCDC ở cơ sở. Trong quá trình thực hiện QCDC ở địa bàn, chính quyền xã đã từng bước kiện toàn tổ chức bộ máy, và trong quá trình kiểm tra, giám sát, tổng kết, chính quyền cũng có vai trò quan trọng; Đối với MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức này có vai trò, nhiệm vụ nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, phối hợp cùng với chính quyền quán triệt, tuyên truyền thực hiện QCDC ở cơ sở; cùng cấp uỷ, chính quyền kiểm tra, giám sát, tổng kết việc thực hiện QCDC. Vì

vậy, việc hoạt động của chính quyền, MTTQ có vai trò hết sức quan trọng đối với việc thực hiện QCDC trên địa bàn xã.

Cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” cho thấy vai trò của Đảng bộ được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, muốn phát huy dân chủ thông qua cơ chế trên thì việc xây dựng các chủ trương và các Nghị quyết của Đảng bộ, chi bộ phải xuất phát từ yêu cầu và điều kiện thực tế, tránh áp đặt, máy móc.

Để thực hiện tốt QCDC, công tác tư tưởng, công tác cán bộ là vấn đề cốt lõi; Đảng phải làm công tác tư tưởng thông suốt trong hội cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong mỗi khoá bầu Hội đồng nhân dân, ban chấp hành các đoàn thể; cấp uỷ đảng trên địa bàn xã Phổng Lăng phải tiến hành thăm dò, thảo luận, giới thiệu đảng viên, quần chúng tích cực đủ tiêu chuẩn để nhân dân lựa chọn, bầu cử một cách dân chủ, trung thực.

Như vậy, tổ chức và hoạt động của chính quyền, mặt trận, các đoàn thể xã hội có ý nghĩa quyết định đối với nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước nói chung, với việc thực hiện QCDC ở cơ sở nói riêng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các thành tố này còn có lúc, có nơi, bộ phận hoạt động QCDC chưa thường xuyên, đều đặn, do vậy hiệu quả chưa cao. Để không ngừng đẩy mạnh, phát huy quyền làm chủ của nhân dân cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội là yếu tố quyết định, quan trọng hàng đầu.

Đối với địa bàn xã Phổng Lăng, để việc thực hiện QCDC đạt được hiệu quả, đưa xã nhà phát triển các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá- xã hội, an ninh - quốc phòng thì việc thực hiện cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” là vấn đề rất quan trọng, cốt lõi.

Một phần của tài liệu 238375 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w