Những hạn chế và nguyên nhân của nó

Một phần của tài liệu 238375 (Trang 32 - 35)

* Những hạn chế

Trong ba năm (2007 - 2009) tiếp tục thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn xã Phổng Lăng (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) bên cạnh những mặt đã đạt được thì còn có những mặt hạn chế sau:

- Vấn đề thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn xã Phổng Lăng tuy đã được triển khai từ lâu, song ở một số bộ phận cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân về mặt nhận thức vẫn còn hạn chế, chưa nắm rõ tinh thần Chỉ thị, Nghị quyết của Bộ chính trị và Thủ tướng Chính phủ. Trong 100 ý kiến trả lời cho câu hỏi: “Ông (bà), anh (chị) hiểu được quy chế dân chủ ở cơ sở như thế nào?”. Tỉ lệ trả lời câu hỏi như sau:

“Hiểu được”: 93/160 phiếu, chiếm 58%. “Hiểu ít”: 38/160 phiếu, chiếm 24%. “Không hiểu”: 29/160 phiếu, chiếm 18%.

Như vậy, tỉ lệ người trả lời là “hiểu” chỉ chiếm tỉ lệ khá, còn ngoài ra là chưa kể đến những người không được hỏi hoặc không quan tâm tới vấn đề này. Đây là một hạn chế trong quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn xã Phổng Lăng, dễ dẫn tới việc vi phạm nguyên tắc dân chủ, vi phạm pháp luật do chưa hiểu rõ luật.

- Vai trò của chi bộ Đảng ở một số nơi chưa thực sự phát huy tính gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động, công tác xã hội. Tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình chưa cao; một số bộ phận chưa hiểu rõ được, chưa nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí chiến lược của vấn đề dân chủ, chưa phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Công tác chỉ đạo chưa thực hiện thường xuyên, liên tục.

- Quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, chủ yếu là công tác dân vận, tuyên truyền còn mang tính hình thức, chiếu lệ; chưa đi sâu vào bản chất của vấn đề. Trả lời cho câu hỏi: “Việc tuyên truyền quy chế dân chủ ở địa phương ông (bà), anh (chị) được thực hiện ra sao?”, tỉ lệ lựa chọn phương án như sau:

“Tuyên truyền lấy lệ”: 39/160 phiếu, chiếm 24%. “Không tuyên truyền”: 11/160 phiếu, chiếm 7%.

Như vậy, có thể thấy tỉ lệ khá cao khẳng định việc tuyên truyền không hiệu quả về vấn đề thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn xã.

- Hiệu quả quản lý của chính quyền địa phương chưa được tốt. Tệ quan liêu, cửa quyền… vẫn còn tồn tại ở chính quyền xã. Quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, nhân dân chưa thực sự phát huy được phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, hiệu quả còn thấp.

Vai trò làm chủ của nhân dân trong quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở cũng chưa cao. Nhân dân thể hiện vai trò làm chủ của mình thông qua hai hình thức: dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Dân chủ đại diện là hình thức thể hiện ý chí không trực tiếp từ chủ thể quyền lực mà thông qua đại diện có thẩm quyền do chủ thể bầu ra như Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội. Trong thời gian qua, các tổ chức này còn chưa thể hiện được tính đặc thù trong hoạt động của tổ chức mình, mà còn dựa vào chính quyền là phần nhiều, chưa có phương thức phù hợp để vận động và tập hợp dân chúng. Bản thân nhân dân cũng chưa ý thức được sâu sắc quyền làm chủ của mình; vì thế mà một số bộ phận còn coi nhẹ quyền “biết, bàn, làm, kiểm tra”. Tình hình đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Quyền làm chủ của nhân dân còn hạn chế không chỉ do vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền ở cơ sở chưa quan tâm đúng mức; mà còn một phần là còn xuất phát chính bản thân người dân, họ còn thờ ơ với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chưa biết bảo vệ quyền làm chủ của mình trong cộng đồng. Trình độ học vấn thấp, vì thế trình độ văn hoá dân chủ, pháp luật còn thấp, chưa đủ cho họ niềm tin, mạnh dạn đấu tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực một cách hiệu quả.

Những vi phạm về dân chủ, về một số tệ nạn (rượu chè, cờ bạc…) trên địa bàn xã chủ yếu là do nhận thức chưa đúng đắn về pháp luật, hành động cảm tính, bồng bột. Những vi phạm về dân chủ trong quá trình thực hiện ở cơ sở là một điều không thể tránh khỏi, nó khẳng định tính tất yếu của sự vận động, phát triển

vừa lâu dài, vừa quanh co, phức tạp. Những hạn chế đó xuất phát từ những nguyên nhân nhất định, điều kiện nhất định.

* Nguyên nhân của những hạn chế

Những thành tựu đạt được hay những khiếm khuyết, hạn chế đều xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong những nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn xã Phổng Lăng phải kể đến những nguyên nhân sau:

- Thứ nhất, vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng cơ sở (các chi bộ), chính quyền, các đoàn thể nhân dân còn chưa thật tốt, nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của QCDC ở cơ sở chưa sâu sắc. Đội ngũ cán bộ của toàn bộ hệ thống chính trị xã còn nhiều bất cập, chưa đồng đều. Một bộ phận cán bộ, đảng viên còn thoái hoá, biến chất, hách dịch, sách nhiễu nhân dân, làm ảnh hưởng không nhỏ tới mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

- Thứ hai, trình độ dân trí còn thấp, nhân dân chưa hiểu biết nhiều về dân chủ, về pháp luật; chưa hiểu hết nội dung, ý nghĩa, mục đích của QCDC. Vì vậy, chưa chủ động, tự tin trong sinh hoạt và hành động của mình, làm hạn chế đến hiệu quả của quá trình thực hiện dân chủ.

Trả lời câu hỏi: “Theo ông (bà), anh (chị), nguyên nhân nào làm hạn chế việc thực hiện dân chủ trên địa bàn xã?”. Tỉ lệ câu trả lời nhận được như sau:

“Do tổ chức thực hiện”: 91/160 phiếu, chiếm 57%.

“Do cán bộ chưa gương mẫu”: 34/160 phiếu, chiếm 21%. “Do dân chưa hiểu”: 35/160 phiếu, chiếm 22%.

- Thứ ba, do kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm; tình trạng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân của một số cán bộ xã vẫn còn diễn ra; công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, sâu sát. Do vậy, không kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những lệch lạc, không tháo gỡ được những vướng mắc, vấn đề mới nảy sinh. Trong Báo cáo kết quả lãnh đạo, chỉ đạo chi uỷ chi bộ nhiệm kỳ 2007- 2009, Đảng bộ xã Phổng Lăng đã thẳng thắn nhận định: “Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tập thể chi uỷ, chi bộ chưa cao; hiệu quả triển khai thực hiện nhiệm vụ, chất lượng tham mưu của các ngành chức năng còn hạn chế; trách nhiệm của một số

cán bộ đảng viên, công chức chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng chưa được thường xuyên; vai trò của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa được phát huy. Một số bộ phận đảng viên còn thiếu ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống; còn có dấu hiệu vi phạm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”.[11, 6- 7].

- Thứ tư, công tác sơ kết, tổng kết chưa thành nề nếp, còn chậm, sơ sài, nên không rút được những bài học bổ ích cho quá trình chỉ đạo. Kinh nghiệm giải quyết khiếu nại những tình huống phức tạp ở một số nơi còn thấp. Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chưa được cụ thể hoá thành quy chế, thành luật, nên chậm đi vào cuộc sống.

- Thứ năm, điều kiện vật chất, tài liệu, kinh phí phục vụ cho quá trình thực hiện QCDC còn thiếu và yếu.

Trên đây là những thành tựu đã đạt được cũng như hạn chế của việc thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn xã Phổng Lăng. Việc xác định rõ những thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân của nó, giúp ta thấy được mặt mạnh để phát huy và khắc phục những mặt còn hạn chế; hơn nữa là xác định được những vấn đề trước mắt đặt ra cần giải quyết để thực hiện hiệu quả hơn QCDC ở cơ sở nói chung và trên địa bàn xã Phổng Lăng hiện nay nói riêng.

Một phần của tài liệu 238375 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w