Nhóm chiến lược W-T

Một phần của tài liệu Luận văn: Xây dựng Chiến lược của Nhà máy Chế biến thực phẩm Đồng Nai đến năm 2020 pptx (Trang 78 - 80)

Chiến lược kết hp v phía sau

Hiện nay, ngày càng có nhiều dịch bệnh đặc biệt là các dịch bệnh trên vật nuôi, gia súc, gia cầm rất phức tạp và khó kiểm soát, điều này sẽảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm thực phẩm nếu nguyên liệu đầu vào không được kiểm soát sẽ ảnh hưởng

đến sức khỏe con người.

Để quản lý và kiểm soát được vấn đề này, Tổng công ty đã lên kế hoạch đầu tư khép kín chuỗi chăn nuôi – sản xuất, chế biến – phân phối theo mô hình “từ trang trại đến bàn ăn”. Với chuỗi khép kín này, D&F đóng vai trò là một mắt xích quan trọng trong chuỗi, do vậy D&F phải tích cực đôn đốc Tổng công ty sớm hoàn thiện mô hình này. Đây là cơ sở giúp D&F có được nguồn nguyên liệu chất lượng, an toàn và góp phần chủđộng về nguyên liệu cho hoạt động sản xuất.

Bên cạnh việc sử dụng nguyên liệu từ các thành viên trong chuỗi, D&F phải có phương án xây dựng vùng nguyên liệu riêng để sử dụng nguyên liệu sạch nhằm chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh, tránh trường hợp khi đơn vị cung ứng nguyên liệu của Tổng công ty gặp sự cố thì D&F cũng ngưng hoạt động (ảnh hưởng theo hiệu ứng dây chuyền). Quy mô về vùng nguyên liệu riêng chiếm khoảng 20-30% sản lượng tiêu thụ của D&F. Việc xây dựng vùng nguyên liệu riêng của D&F có thể thực hiện theo một số hình thức sau:

- Hợp tác với các trang trại chăn nuôi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và có con giống, thức ăn và quy trình chăn nuôi được kiểm soát chặt chẽ để mua nguyên liệu.

- Hợp đồng với các Trang trại, Công ty chăn nuôi có trang trại đạt tiêu chuẩn và có kinh nghiệm để chăn nuôi gia công cho D&F.

Chiến lược liên kết kinh doanh và thc hin gia công

Chiến lược liên kết kinh doanh được thực hiện nhằm phát huy lợi thế so sánh của các bên.

Chiến lược thực hiện gia công nhằm khai thác và phát huy tối đa nguồn nhân lực, vật lực của D&F.

Sau 03 năm hoạt động, sản lượng sản xuất trung bình của D&F chỉ đạt hơn 10% công suất thiết kế (chỉ tính cho 1 ca: 8 giờ/ngày, nếu làm việc 3ca/ngày thì công suất chỉ đạt được khoảng 3%). Như vậy, nhân lực, vật lực của D&F hiện nay dư thừa rất nhiều, nên hoạt động trong thời gian qua lỗ liên tục, chưa có dấu hiệu cắt lỗ và mang lại lợi nhuận, trong khi đó D&F đã đầu tư dây chuyền sản xuất được đánh giá là hiện đại nhất Đông Nam Á hiện nay là một nghịch lý. Do đó, làm thế nào để khai

thác hiệu quả nhân lực, vật lực (dây chuyền hoạt động đạt công suất thiết kế) thì chắc chắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của D&F sẽ chuyển biến tích cực và có lợi nhuận.

Với phân tích trên có thểưu tiên chọn chiến lược gia công là phù hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn: Xây dựng Chiến lược của Nhà máy Chế biến thực phẩm Đồng Nai đến năm 2020 pptx (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)