Tỷ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm

Một phần của tài liệu Sự sinh trưởng của heo con sau cai sữa (Trang 55 - 56)

Trong giai đoạn cai sữa heo con dễ bị stress do nhiều nguyên nhân nhƣ heo đổi sang ăn khẩu phần hoàn toàn là thức ăn, nhập đàn,… nên heo con dễ bị tiêu chảy, viêm phổi. Nhất là cai sữa vào lúc heo khoảng 4 tuần tuổi theo Võ Văn Ninh (2001) thì ngày tuổi thứ 28 - 29 đại đa số heo con mọc răng tiền hàm sữa 4 hàm trên nên cai sữa ngày thứ 28 có thể là tăng stress cho heo con. Thƣờng khi mọc răng heo con bị sốt, tiêu chảy trƣớc và sau khi răng nhú khỏi nƣớu một vài ngày. Tình trạng này làm heo mất sức, kém sức kháng bệnh. Những biểu hiện trên cũng diễn ra trên heo thí nghiệm và cũng không tránh khỏi những stress đó, nên ngay khi cai sữa và vài ngày sau đó heo thể hiện tiêu chảy kém ăn trên toàn các ô thí nghiệm. Số liệu theo dõi cụ thể nhƣ sau.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Bảng 4.6 Kết quả tỷ lệ tiêu chảy của heo theo giống

NT Chỉ tiêu NT1 (Y x YL) NT2 (P x YL) NT3 (PL x YL) Số lƣợt tiêu chảy 9,8 15,0 14,3 Tỷ lệ tiêu chảy (%) 4,1 6,8 5,9

Qua Bảng 4.6 cho thấy heo con ở NT2 có tỷ lệ tiêu chảy cao nhất, kế đến là NT1 và thấp nhất là NT3. Điều này có thể là do heo bị stress sức đề kháng còn yếu hoặc bị giảm đi và hệ thống tiêu hóa chƣa hoàn chỉnh. Heo ở NT1 có tỷ lệ tiêu chảy thấp nhất vì nhóm giống này có khả năng thích nghi và chống chịu stress cao thích nghi tốt hơn hai nhóm giống còn lại.

Kết quả trình bày ở Bảng 4.6 có tỷ lệ tiêu chảy cao hơn so với thí nghiệm tại trại heo của công ty Green Feed tại Đồng Nai trong cùng thời gian làm thí nghiêm, nguyên nhân chủ yếu là do cách thiết kế chuồng trại của Trung Tâm Giống Long An cách bố trí chuồng heo con sau cai sữa và heo nái nuôi con và nái chữa trong cùng một khu vực. Mà theo yêu cầu sinh lý của từng giai đoạn của heo cần có điều khiện ngoại cảnh về nhiệt độ và ẩm độ rất khác nhau, do vậy trại rất khó trong việc điều khiển nhiệt độ và ẩm độ trong khu vực chuồng trại một cách tối ƣu cho heo con. Đó là nhân tố chính đƣa đến tỷ lệ tiêu chảy của heo con trong thí nghiệm hơi cao so với kết quả của các thí nghiệm trƣớc. Kết quả này hơi cao so với Đinh Thị Ngọc Hiếu (2008) tỷ lệ tiêu chảy trên các giống DL, YL chỉ khoảng 2,3%. Kết quả thí nghiệm tƣơng tự với thí nghiệm của Bùi Tấn Huân (2008) trên giống heo YL (6,3%) tại trại heo Tà Niên Kiên Giang.

Kết quả tỷ lệ tiêu chảy của NT2 cao hơn các nghiệm thức còn lại (Bảng 4.6), cũng phần nào góp phần giải thích cho nguyên nhân của NT2 có kết quả sinh trƣởng trên heo con ở thời điểm 70 ngày thấp hơn các nghiệm thức còn lại.

Một phần của tài liệu Sự sinh trưởng của heo con sau cai sữa (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)