Điều kiện kinh tế xã hội của xã Hà Long

Một phần của tài liệu Tình hình sản xuất kinh doanh các trang trại (Trang 30)

3.1.2.1. Dân số và lao động

Theo số liệu của phòng Thống kê huyện và báo cáo của UBND xã Hà Long năm 2003 toàn xã có 2.143 hộ, 4.640 lao động và 9.982 nhân khẩụ Trong đó dân tộc Kinh là 8.632 ng−ời chiếm 86,5%, dân tộc M−ờng là 1.350 ng−ời chiếm 13,5%. L−ơng thực bình quân đầu ng−ời trên 370kg/năm, Trình độ lao động chủ yếu là lao động phổ thông, ch−a qua đào tạo ngành nghề, tình hình dân số và lao động của địa ph−ơng cụ thể đến từng thôn đ−ợc nêu trong biểu 3-1

Biểu3-1. Tình hình dân số và lao động

STT Tên các thôn Số hộ Số khẩu Số lao động

1 Đồng Hới 199 908 481 2 Cạnh Cái 202 876 412 3 Yến Vỹ 200 948 474 4 Nghĩa Đụng 174 791 345 5 Hoàng Vân 192 833 333 6 Gia Miêu 1 125 558 295 7 Đồng Toàn 180 800 441 8 Gia Miêu 2 121 491 209 9 Đồng Bình 75 320 134 10 Đồng Quảng 111 339 287 11 Khắc Dũng 143 768 349 12 Đại Sơn 197 783 390 13 Các hộ phi N.nghiệp 224 1.567 490 Tổng cộng 2.143 9.982 4.640

3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế của xã Hà Long

Trong những năm gần đây kinh tế của địa ph−ơng đạt mức tăng tr−ởng khá so với các xã trong huyện.

+ Sản xuất nông nghiệp Cây l−ơng thực

Tổng sản l−ợng cây có hạt : 3.766 tấn Lúa 756 ha x 49 tạ/ha = 3.706 tấn Ngô 20 ha x 30 tạ/ha = 60 tấn

Khoai lang 13 ha x 56,9 tạ/ha = 74 tấn Sắn 10 ha x 15 tấn/ha = 150 tấn Cây công nghiệp

Mýa 670 ha x 55 tấn/ha = 36.850 tấn. Thuốc lá 32,6 ha x 1,7 tấn/ha = 55,4 tấn.

Cây ăn quả

Vải thiều 148,5 ha x 3,2 tấn/ha = 475,5 tấn. Dứa 28,7 ha x 12,5 tấn/ha = 358,75 tấn. Chăn nuôi

Do kinh tế Nông – Lâm nghiệp phát triển, diện tích chăn thả ngày càng bị thu hẹp nên đàn gia súc cũng giảm theọ Tổng đàn gia súc của xã tính đến tháng 12/2003 còn 4.982 con, trong đó trâu 1.205 con, bò 104 con, dê 250 con và lợn 3.423 con.

Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là 38.650 con và diện tích mặt n−ớc nuôi trồng thuỷ sản là 25,0 hạ

+ Sản xuất lâm nghiệp

Năm 2003 trồng đ−ợc 20 ha rừng,chăm sóc 112,5 ha, bảo vệ 1.175,45 ha, trong đó có 287,45 ha rừng tự nhiên khoanh nuôi tái sinh tự nhiên.

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

+ Giao thông

Xã Hà Long có đ−ờng tỉnh lộ chạy qua là 3 km đ−ờng nhựa, đ−ờng giao thông nông thôn rải cấp phối dài 4 km và 10 km đ−ờng đất. Hệ thống đ−ờng giao thông ở đây rất thuận lợi cho l−u thông, trao đổi hàng hoá.

+ Điện

ở địa ph−ơng có 3 trạm biến áp 180 KVA với 10 km đ−ờng điện hạ thế, số gia đình đ−ợc dùng điện sinh hoạt là 2.015 hộ chiếm 95% dân số đ−ợc dùng điện sinh hoạt và sản xuất.

+Thuỷ lợi

Xã Hà Long có 2 hồ đập chứa n−ớc và 3,7 km m−ơng t−ới lát bê tông, còn lại là hệ thống m−ơng t−ới, tiêu ch−a đ−ợc kiên cố hoá. L−ợng n−ớc của 2 hồ đập này đủ t−ới cho 378 ha (xã không có nguồn n−ớc t−ới lấy từ sông ngòi). Nhìn chung Hà Long là xã có điều kiện tự nhiên và hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế và văn hoá - xã hộị

3.1.2.4. Y tế – Giáo dục

Hiện nay ở địa ph−ơng có một trạm y tế nhà kiên cố với 47 gi−ờng bệnh, 2 bác sỹ và 4 y sỹ làm nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, ngoài ra còn có hệ thống y tá thôn bản cũng phát huy tốt vai trò bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, cùng với y tế xã vận động tuyên truyền nhân dân về công tác kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, góp phần ổn định và kiểm soát đ−ợc sự gia tăng dân số. Năm 2003 tỷ lệ tăng dân số của xã là 0,7%.

+Giáo dục

Xã Hà Long có một tr−ờng mẫu giáo nhà cấp 4 với 224 cháu, hai tr−ờng tiểu học nhà cao tầng kiên cố với 922 học sinh và một tr−ờng trung học cơ sở nhà cấp 4 với 1.130 học sinh, một nhà b−u điện văn hoá xã 2 tầng kiên cố phục vụ tốt mạng l−ới Thông tin liên lạc trên địa bàn xã.

3.1.3. Tình hình hoạt động của kinh tế trang trại và một số tổ chức có liên quan3.1.3.1. Tình hình hoạt động của kinh tế trang trại 3.1.3.1. Tình hình hoạt động của kinh tế trang trại

Xã Hà Long là một trong những địa ph−ơng trong huyện có điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế Nông – Lâm nghiệp. Chính quyền địa ph−ơng rất quan tâm và coi trọng đến sự phát triển kinh tế trang trại, khuyến khích đầu t− mở rộng quy mô sản xuất của chủ trang trại, cùng với sự ra đời và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định của nhà máy mía đ−ờng Liên doanh Việt Nam - Đài Loan và nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu Đồng Giao tỉnh Ninh Bình là điều kiện cực kỳ thuận lợi cho phát triển kinh tế Nông – Lâm nghiệp của địa ph−ơng theo h−ớng sản xuất hàng hoá, gắn vùng nguyên liệu với các nhà máy chế biến.

Từ những năm 1990 trở lại đây, sản xuất Nông – Lâm nghiệp đã có sự chuyển biến đáng kể về cơ cấu cây trồng và quy mô sản xuất. Một số trang trại đ−ợc hình thành tuy số l−ợng và quy mô diện tích ch−a lớn, nh−ng đã có sự lựa chọn, tính toán các loài vật nuôi và cây trồng có giá trị kinh tế, thiết kế mô hình sản xuất hợp lý cả về mặt không gian và thời gian. Nh−ng do ch−a đ−ợc giao quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài nên các chủ trang trại ch−a dám mạnh dạn đầu t− mở rộng quy mô sản xuất.

Kinh tế trang trại ở địa ph−ơng bắt đầu phát triển mạnh sau khi nhà n−ớc ban hành luật đất đai năm 1993 đã xác lập quyền sử dụng đất của các thành phần kinh tế và

Nghị định 02/CP của Chính Phủ năm 1994 thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Theo số liệu báo cáo ch−ơng trình phát triển kinh tế trang trại xã Hà Long đến năm 2010. Hiện nay xã đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo Nghị định 02/CP của Chính Phủ cho 240 hộ với tổng diện tích là 438,09 ha trên tổng diện tích đất rừnglà 2.229,03 hạ Trong đó số trang trại có thể đạt đ−ợc các tiêu chí theo Thông t− 69/2000 và Thông t− 62/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổng cục Thống kê là rất ít. Qua số liệu trên cho thấy diện tích đất đai cho phát triển kinh tế trang trại lâm nghiệp là rất hạn chế, trang trại lâm nghiệp của xã có diện tích là từ 2- 10 ha số l−ợng còn rất khiêm tốn, ch−a đủ lớn để đầu t− sản xuất và phát huy đ−ợc hiệu quả. Do đặc điểm của cây lâm nghiệp là những cây lâu năm, chu kỳ sản xuất dài, hiệu quả kinh doanh thấp, mức độ rủi ro caọ

Số trang trại chủ yếu là sản xuất lâm nghiệp lại không nhiều trong khi đó quỹ đất lâm nghiệp của địa ph−ơng còn t−ơng đối lớn 2.229,03 ha chiếm 47% tổng diện tích đất tự nhiên. Đây là vấn đề tồn tại mà chính quyền địa ph−ơng cần quan tâm tập trung giải quyết.

3.1.3.2. Các tổ chức có liên quan đến hoạt động trang trại

- Phòng Nông nghiệp là cơ quan quản lý Nhà n−ớc cấp huyện về lĩnh vực sản xuất Nông – Lâm nghiệp, chịu trách nhiệm tham m−u cho UBND huyện trong việc xây dựng chính sách, quy hoạch sản xuất, quản lý chất l−ợng vật t− Nông – Lâm nghiệp (phân bón, giống, thuốc BVTV) trong dó có hoạt động của Kinh tế trang trạị

- Trạm Khuyến nông – Khuyến lâm là đơn vị sự nghiệp chịu trách nhiệm chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật Nông – Lâm nghiệp vào thực tiễn, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế cao, h−ớng dẫn cho ng−ời dân học tập và thực hiện trong đó có các chủ trang trạị

Ngoài ra còn có một số tổ chức xã hội khác cũng tham gia vào hoạt động kinh tế trang trại nh− Hội nông dân, Hội làm v−ờn, Đoàn thanh niên , Hội phụ nữ…

3.1.4. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Hà Long

Hiện trạng sử dụng đất đai của xã đ−ợc thể hiện ở biểu 3-2

STT Loại đất sử dụng Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 4.714,05 100,00 I Đất nông nghiệp 1.361,39 28,88 1 Đất trồng cây hàng năm 1.277,79 27,11 - Đất trồng 2 vụ lúa 378,00 8,00 - Đất trồng 1 vụ lúa, 1 vụ màu 106,77 2,26 - Đất trồng cây hàng năm khác 793,02 16,82 2 Đất v−ờn tạp 74,90 1,59 3 Mặt n−ớc nuôi trồng thuỷ sản 8,70 0,18 II Đất lâm nghiệp 2.229,03 47,28 - Đất có rừng trồng 888,00 18,83 - Đất rừng tự nhiên 287,45 6,10 - Đất ch−a có rừng 1.053,58 22,35 III Đất thổ c 61,26 1,30 IV Đất chuyên dùng 524,60 11,13 V Đất khác 537,77 11,41

Qua biểu trên ta thấy xã Hà Long có tổng diện tích đất tự nhiên là 4.714,05 hạ - Đất nông nghiệp: Diện tích 1.361,39 ha chiếm 28,88%. Đây là một tỷ trọng t−ơng đối lớn so với tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Nh−ng đất trồng lúa và lúa màu rất ít chỉ chiếm 8,26 % còn lại chủ yếu là đất trồng cây công nghiệp hàng năm (loài cây trồng chính ở đây là mía và dứa), đất v−ờn tạp 74,9 ha chiếm 1,59%. Diện tích này đang đ−ợc cải tạo chuyển từ đa canh cây trồng sang chuyên canh một vài loài cây có giá trị kinh tế cao, ngoài ra diện tích các loại đất khác rất nhỏ không đáng kể.

- Đất lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp 2.229,03 ha chiếm 47,28%. Nh− vậy đất lâm nghiệp là loại đất có diện tích lớn nhất trong cơ cấu đất đai sử dụng của địa ph−ơng (gần bằng 50% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã). Trong đó đất có rừng trồng là 880,0 ha chiếm 18,83%, đất rừng tự nhiên là 287,45 ha chiếm 6,10% và diện tích đất ch−a sử dụng vào mục đích lâm nghiệp là 1.053,58 ha chiếm 22,35%. Điều này cho thấy cơ cấu sử dụng đất đai của xã Hà Long là ch−a hợp lý cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp sản xuất giữa Nông nghiệp và Lâm nghiệp. Không vì lợi ích kinh tế tr−ớc

mắt mà phải nghĩ đến sự khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên (rừng và đất rừng) một cách bền vững, lâu dài, đảm bảo đ−ợc cân bằng cho môi tr−ờng sinh tháị

3.2. Đánh giá thực trạng kinh tế trang trại

3.2.1. ảnh h−ởng của các chính sách Nhà n−ớc đến thực trạng kinh tế trang trại

+ Chính sách về pháp luật

Phát triển kinh tế trang trại bị chi phối và ảnh h−ởng rất nhiều bởi các chính sách pháp luật của Nhà n−ớc, hệ thống luật pháp quy định các hoạt động kinh tế xã hội của một quốc giạ Vì vậy nó có vai trò quyết định xóa bỏ, kiềm chế hay khuyến khích sản xuất của các ngành kinh tế . Nhà n−ớc đã ban hành những văn bản pháp lý quan trọng có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế – xã hộị

Luật đất đai ra đời năm 1993 là cơ sở đầu tiên và cơ bản để xác lập quyền lợi và nghĩa vụ của ng−ời sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế mở rộng phát triển sản xuất.

Về lĩnh vực nông nghiệp Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/CP năm 1993 đã cụ thể hoá về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.

Trong lâm nghiệp Chính phủ đã ban hành Nghị định 02/CP năm 1994; Nghị định số 01/CP năm 1995 và Nghị định 163/CP năm 1999 về giao đất và cho thuê đất lâm nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

Kinh tế trang trại Nông – Lâm nghiệp của địa ph−ơng tr−ớc năm 1994 phát triển chậm, số l−ợng các trang trại không nhiều, quy mô diện tích nhỏ lẻ, nguồn gốc đất đai chủ yếu là cho thuê và đấu thầụ Thời gian cho đấu thầu ngắn chỉ từ (3-5 năm) không ổn định trong sản xuất kinh doanh. Vì vậy kinh tế trang trại giai đoạn này chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây ngắn ngày mà ch−a có sự đầu t− dài hạn cho cây lâu năm (cây ăn quả l−u niên và cây lâm nghiệp).

Sau năm 1994 Nghị định 02/CP của Chính phủ ra đời, kinh tế trang trại của xã Hà Long đã có b−ớc tiến dài kể cả về mặt số l−ợng và quy mô diện tích. Các chủ trang trại đã đ−ợc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chính vì vậy mà họ mới yên tâm đầu t− sản xuất, nhờ đó kinh tế trang trại của xã đã đ−ợc nh− hiện naỵ

+Chính sách về kinh tế

Phát triển kinh tế trang trại gắn liền với việc ban hành các chính sách về kinh tế của Nhà n−ớc bởi vì bất cứ một loại hình sản xuất kinh doanh nào cũng chịu tác động mạnh mẽ của thị tr−ờng vốn và thuế áp dụng đối với mặt hàng sản xuất rạ Chính sách về vốn tín dụng và thuế là hai công cụ chủ yếu mà Nhà n−ớc dùng để điều tiết làm hạn chế hoặc khuyến khích sự phát triển của một ngành sản xuất nào đó.

Nhằm động viên khích lệ sản xuất Nông – Lâm nghiệp, Nhà n−ớc ta đã ban hành nhiều chính sách kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế nông thôn phát triển, đó là các chính sách, chế tài về việc khai hoang phục hoá, trồng cây, trồng rừng trên đất trống đồi núi trọc, đầu t− sản xuất ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xạ Những đối t−ợng này đều đ−ợc miễn, giảm thuế và đ−ợc vay từ các nguồn vốn vay −u đãi của Chính phủ, nh− chính sách cho các trang trại vay vốn −u đãi theo Nghị định 43/1999/NĐ/CP và đặc biệt là Nghị quyết số 03/2000 của Chính phủ đã giải quyết t−ơng đối cơ bản những vấn đề mà kinh tế trang trại đặt ra hiện naỵ

3.2.2. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại của xã Hà Long

Trang trại ở địa ph−ơng đã có từ rất lâu, sau ngày cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công. Tr−ớc những yêu cầu của đời sống, nạn thiếu ăn xảy ra rất phổ biến ở nông thôn, cùng với sự trì trệ, yếu kém kéo dài của kinh tế hợp tác xã, một số hộ gia đình đã tự lên rừng lén lút vỡ đất khai hoang để trồng cây l−ơng thực, chủ yếu là phục vụ đời sống hàng ngày cho gia đình, họ không dám công khai và th−ờng làm nhiều n−ơng rẫy với quy mô nhỏ nằm rải rác ở nhiều nơi, đây chính là sự hình thành sơ khai ban đầu của kinh tế trang trại Lâm nghiệp. Sau khi có nghị định 184 của Hội đồng Bộ tr−ởng (nay là Chính phủ) về giao đất, giao rừng, các hộ gia đình đã bắt đầu nhận đất, nhận rừng tiến hành sản xuất lâm nghiệp, nh−ng số hộ nhận đất theo Nghị định này ch−a nhiều và quy mô diện tích cũng không lớn, một phần do nhận thức của nhân dân, một phần do cơ chế chính sách về quy định quyền lợi và nghĩa vụ của ng−ời dân nhận đất, nhận rừng còn những mặt hạn chế. Vì vậy thời kỳ kinh tế trang trại đã đ−ợc hình thành nh−ng phát triển chậm.

Kinh tế trang trại của địa ph−ơng chỉ thực sự bắt đầu phát triển sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 02/NĐ-CP năm 1994 về giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp ổn định lâu dài cho các hộ gia đình và Nghị định 163/NĐ-CP năm 1999 về giao và cho thuê

Một phần của tài liệu Tình hình sản xuất kinh doanh các trang trại (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)