KHÁI NIỆM VÀ LĨNH VỰC ỨNG DỤNG

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG VỀ CÔNG NGHỆ THỦY TINH pot (Trang 64 - 67)

- Ngoài ra năng suất mài còn phụ thuộc vào chất lượng thuỷ tinh cần mài Thuỷ tinh càng kém b ằng phẳng, kích thước sản phẩm càng kém chính xác thì l ượng thuỷ tinh mài đi càng nhiều.

8.5.1. KHÁI NIỆM VÀ LĨNH VỰC ỨNG DỤNG

Tráng một màng mỏng kim loại lên bề mặt thuỷ tinh bằng phương pháp vật lý. Hay dùng hai phương pháp là:

- Phương pháp bốc hơi các kim loại trong chân không. - Phương pháp phun kim loại trong chân không từ âm cực.

Cả hai phương pháp đều tạo lên bề mặt thuỷ tinh một màng mỏng từ những hạt kim loại nhỏ. Các quá trình làm việc đều xảy ra trong môi trường chân không ở trong một chuông thuỷ tinh.

Phương pháp vật lý này ngày càng được sử dụng nhiều trong kỹ thuật. Tráng kim loại lên chất dẻo, mica, gốm,…

Phương pháp đầu không những có thể tạo cho ta những gương cao cấp mà còn tạo được các sản phẩm có bề mặt sáng loáng, đặc biệt dùng để tráng nhôm.

Phương pháp thứ hai tạo cho chúng ta những dụng cụ lọc ánh sáng, đặc biệt dùng để tráng màng bạch kim.

8.5.2. TRÁNG KIM LOI BẰNG PHƯƠNG PHÁP BỐC HƠI

Phương pháp này hoạt động dựa trên nguyên tắc: Khi đốt nóng một kim loại đến một nhiệt độ cao hơn điểm nóng chảy của nó một ít (trong môi trường chân không) thì kim loại đó có khả năng bốc hơi theo những đường thẳng đi đủ mọi hướng và cuối đoạn đường chuyển vận tự do dòng hạt kim loại lắng lại trên vật cần tráng thành một lớp mịn màng đều đặn. Quá trình làm việc xảy ra khi áp suất trong chuông thuỷ tinh đã đạt đến trị số khá bé. Khi nhiệt độ tăng dần lên khí từ kim loại tách ra, các lớp kim loại trên mặt và một số chất bẩn bốc hơi đi, khi đạt đến nhiệt độ làm việc cũng như khi đã có độ chân không cần thiết, dùng bộ phận nam châm mở cửa đưa vật cần tráng kim loại đón lấy dòng hạt kim loại bốc hơi quá trình bắt đầu.

Các thiết bị dùng để bốc hơi thường là Wonfram nóng chảy ở 35000C, nhưng đối với Đồng, Bạc nên dùng thiết bị bốc hơi là Molipden vì nó có khả năng thấm ướt hơn Wonfram.

Kim loại sẽ bốc hơi khi đốt nóng bằng dòng điện đến nhiệt độ cần thiết. Muốn thế thì trực tiếp cho dòng điện qua sợi dây kim loại cần bốc hơi hoặc qua sợi dây bằng Molipden hay Wonfram. Kim loại sẽ chảy ra và biến thành giọt, nhờ sức căng bề mặt của bản thân và khả năng thấm ướt của Molipden hay Wonfram sẽ dính vào sợi dây dẫn điện đang nóng đỏ và dần dần bốc hơi. Nếu vì một lý do nào đó kim loại cần bốc hơi không thể dính trên dây Molipden hay Wonfram dưới dạng giọt lỏng, ta cho chúng vào một chén hay một thuyền con bằng kim loại khác khó nóng chảy hoặc đốt nóng kim loại bằng dòng điện cảm ứng, cao tần. Hình vẽ: 3 2 1 4 5

8.5.3. TRÁNG KIM LOI BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHUN TỪ ÂM CC

Phương pháp này hoạt động dựa trên nhiều hiện tượng phức tạp khi cho dòng điện phóng qua một khoảng chân không.

Tác dụng của các điện tích trong khoảng chân không kèm theo hiện tượng chuyển dịch của dòng nguyên tử trung tính của các kim loại từ âm cực đến bề mặt của vật cần tráng kim loại nằm

1/ vật cần tráng kim loại 2/chuông thủy tinh 3/Kim loại cần bốc hơi 4/ Đi đến áp kế

trong khu vực tích điện. Dòng nguyên tử trung tính này lắng lại trên bề mặt sản phẩm nằm trên đường đi của nó, một phần lắng lại bên trong chuông của thiết bị.

Luôn duy trì áp lực thấp và không đổi trong chuông.

Cực âm làm bằng kim loại cần phun, cực dương làm bằng nhôm hoặc sắt.

Trong giai đoạn đầu hút khí trong chuông bằng bơm chân không (10) tạo chân không sơ bộ qua ống dẫn khí (11) và các van (12), (13) trong khi các van dưới đều đóng kín.

Khi đạt đến độ chân không sơ bộ ta mở bơm phun khí (14) tiếp tục đuổi khí ra bình cầu, trong khi các van bên trên đều đóng và van (15), (16) mở ra.

Độ chân không cần thiết trong thiết bị, thoạt tiên do bơm chân không tạo ra (độ chân không sơ bộ khoảng trên 5.10-3 – 2.10-3mmHg) và về sau do bơm phun khí. Nếu độ chân không sơ bộ là 10- 2

– 10-3mmHg thì bơm phun khí có thể tiếp tục đạt đến độ chân không 10-5 – 5.10-6mmHg.

Quá trình phun khí xảy ra từ 10 – 20 phút đến vài giờ, tốc độ phun tăng lên khi cường độ dòng điện và hiệu thế tăng lên. Khi dòng điện quá mạnh, âm cực bị nóng lên rất nhiều cần phải làm lạnh bằng nước.

Thực tế cho thấy rằng: Muốn có chiều dày lớp kim loại trên sản phẩm cần tráng đều đặn thì diện tích của âm cực phải lớn hơn diện tích của sản phẩm 20 – 25%. Mặt khác, mọi khoảng cách từ âm cực đến bề mặt của sản phẩm phải đồng nhất, do đó khi tráng kim loại trên mặt sản phẩm có dạng bán cầu thì âm cực cũng phải có những nét uốn lượng tương tự. Hình vẽ: Sơ đồ tráng kim loại

bằng phương pháp phun từ âm cực

1 09 9 8 7 5 6 4 3 2 1

1 41 6 1 5 1 7 1 6 1 5 1 7 1 0 1 3 1 1 1 2 8.6 ĂN MÒN MỜ VÀ IN DẤU 8.6.1. MỤC ĐÍCH

Tạo ra các màng khuếch tán ánh sáng ở trên bề mặt sản phẩm hoặc những dụng cụ chiếu sáng dịu mát bằng điện. Thường sử dụng dung dịch HF và muối của nó như: NH4F, KF.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG VỀ CÔNG NGHỆ THỦY TINH pot (Trang 64 - 67)