Đầu tiên trạng thái vật lí của phối liệu thay đổi. Trong phối liệu có hiện tượng : -Bay hơi ẩm
-Phân hủy các muối, các hydrat, các ôxyt có hóa trị cao. -Tạo thành các hợp chất khí
-Chuyển hóa đa hình: β Quắc → α Quắc→ α tridimit → α Cristobalit. Quá trình
biến đổi đa hình này có kèm theo sựthay đổi thể tích làm xuất hiện các vết nứt trên hạt cát
Tiếp tục tăng nhiệt độ các cấu tử của phối liệu sẽ dần dần tương tác với nhau, các phản ứng hóa học bắt đầu xảy ra:
-Phản ứng của các cấu tửở trạng thái rắn cho sản phẩm ở trạng thái rắn CaCO3 + SiO2 hoặc Na2CO3 + SiO2 ở t0 < 7900C
-Phản ứng giữa các chất rắn cho hợp chất ơtecti Na2CO3 + SiO2 ở t0 = 790 – 8510C
Hai loại phản ứng trên xảy ra rất chậm, nhưng sau khi hợp chất ơtecti hình thành, pha lỏng xuất hiện làm tốc độ phản ứng tăng lên đột ngột, đó là các phản ứng :
-Phản ứng giữa các chất rắn với pha lỏng cho sản phẩm lỏng -Phản ứng tạo silicat và sự hòa tan lẫn nhau
Nói chung trong quá trình tạo silicat, các phản ứng giữa các cấu tử xảy ra khá phức tạp và tùy thuộc vào thành phần thủy tinh cũng như thành phần phối liệu. Ví dụ: Với phối liệu sô đa và phối liệu sulfat mặc dù cả 2 loại nguyên liệu sô đa và sulfat đều dùng để cung cấp Na2O cho thủy tinh nhưng quá trình tạo silicat xảy ra theo cơ chế hoàn toàn khác nhau. Những phản ứng trong phối liệu 3 cấu tử cũng khác trong phối liệu 4 cấu tử.
b/ Những phản ứng chính trong phối liệu sô đa ( theo Kitajgorod và nhiều tác giả khác) Nhiệt độ [0C] Phản ứng