Khái niệm vốn tự có

Một phần của tài liệu 119 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán huy động vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Uông Bí (Trang 82 - 84)

Trên phơng diện kế toán, vốn tự có của một Ngân hàng tại một thời điểm nhất định là tài sản ròng của Ngân hàng hay là hiệu số giữa giá trị ghi sổ của Tài sản Có và giá trị ghi sổ của Tài sản Nợ của Ngân hàng tại thời điểm đó.

Trên phơng diện kinh tế và pháp lý, vốn tự có của Ngân hàng là những loại vốn có chung một số đặc điểm tiêu biểu nh:

- Ngân hàng đợc phép sử dụng tối đa vào việc bù đắp các khoản lỗ phát sinh trong quá trình hoạt động.

- Chủ sở hữu khoản vốn này chỉ đợc xếp sau trong danh mục u tiên thanh toán khi Ngân hàng bị lâm vào tình tr8ạng phá sản, nghĩa là chỉ đợc thanh toán sau khi Ngân hàng đã hoàn trả đủ cho ngời gửi tiền và các chủ nợ khác trong trờng hợp Ngân hàng bị thanh lý phá sản.

- Là loại vốn tồn tại thờng xuyên, ổn định trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng: Nếu là loại có thời hạn phải là dài hạn tính đến một mức nhất định và có đặc tính cho phép Ngân hàng sử dụng đợc nh phần vốn mà sở hữu của chủ sở hữu Ngân hàng đóng góp ...

Mặc dù vốn tự có của Ngân hàng thờng chiếm tỷ trọng thấp so với tổng tài sản (thờng dới 10%). Tỷ trọng này nhìn chung thấp hơn nhiều so với tỷ trọng vốn tự có của các doanh nghiệp công nghiệp hoặc thơng mại khác. Tuy nhiên vốn tự có Ngân hàng cũng vẫn đảm nhận chức năng cơ bản của vốn tự có doanh nghiệp nói dung. Vốn tự có của Ngân hàng vẫn là tiêu chuẩn, là căn cứ chủ yếu, quan trọng hàng đầu để các cơ quan quản lý Nhà nớc cấp phép hoạt động cho một Ngân hàng. Giá trị vốn tự có của Ngân hàng chính là sự thể hiện giới hạn mức thua lỗ tối đa mà Ngân hàng có thể chấp nhận. Trong khi tiến hành hoạt động, Ngân hàng nhất thiết phải phản ánh giá trị đầy đủ của vốn tự có trên Bảng tổng kết tài sản của mình. Tất nhiên yêu cầu về vốn tự có là khác nhau giữa các Ngân hàng có loại hình và phạm vi hoạt động khác nhau.

b. Nội dung Quản trị vốn tự có

Mặc dù những nhà Quản trị luôn có nghĩa vụ và chịu trách nhiệm trớc hết đối với chủ sở hữu Ngân hàng nhng đồng thời họ cũng lại đồng thời phải có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhân viên, với khách hàng, với các cơ quan quản lý Nhà nớc đại diện cho quyền lợi của dân chúng nói chung. Vì vậy nhiệm vụ của những nhà Quản trị Ngân hàng không chỉ đơn thuần là sử dụng tốt duy trì số vốn tự có hiện có, cũng nh mở rộng số vốn này nhờ tăng lợi nhuận để lại và tăng phần lợi nhuận chia cho chủ sở hữu mà họ cho chủ sở hữu mà họ còn phải đồng thời đáp ứng những đòi hỏi khác về sự cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ, về lòng tin của

khách hàng và dân chúng nói chung vào sự an toàn, lành mạnh trong quá trình hoạt động của Ngân hàng... Kết quả là trong số những vai trò của vốn tự có đã đợc nêu ra, nhà Quản trị khó có thể coi nhẹ một vai trò nào.

Nh vậy nội dung nhiệm vụ của nhà Quản trị Ngân hàng là tơng đối rộng, song có hai nhiệm vụ quan trọng tập trung sự quan tâm của những nhà Quản trị ngân hàng: Một là phải phân tích và đa ra các quyết định trớc hết để đáp ứng các đòi hỏi về vốn do các cơ quan quản lý đa ra; hai là duy trì và phát triển vốn tự có thích hợp với nhu cầu, mục tiêu hoạt động.

Đánh giá vốn tự có hợp lý trên phơng diện pháp lý. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đánh giá đợc về tính hợp lý của vốn tự có của Ngân hàng (số vốn tự có hợp lý hay cần có).

Trên thực tế, các cơ quan điều hành và các nhà Quản trị Ngân hàng đã giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng các hệ số vốn tự có, để xác định số vốn tối thiểu cần phải có cho các Ngân hàng. Các hệ số này đợc tính toá dựa trên mối tơng quan của nó với các khoản mục khác trong và ngoài bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng.

Các hệ số thờng dùng gồm:

Một phần của tài liệu 119 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán huy động vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Uông Bí (Trang 82 - 84)