Nâng cao khả năng mô phỏng của phương pháp SCS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô phỏng quá trình mưa - dòng chảy phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước (Trang 83 - 84)

Giả thiết tới hạn của phương pháp SCS cho rằng tỷ lệ giữa lượng cầm giữ thực tế và lượng cầm giữ tiềm năng bằng tỷ lệ giữa lượng dòng chảy thực và lượng dòng chảy tiềm năng, nhưng không nói rõ là từ lý luận hay là kinh nghiệm. Trong [111], Chow V. T. nhận xét rằng phân bố của tổn thất dòng chảy theo thời gian trong phương pháp SCS có dạng hàm số mũ nhưng cho rằng tính chất này còn thiếu một cơ sở vật lý vững chắc. Yu. B. [107] khi bàn về vấn đề này nhận thấy quan hệ mưa - dòng chảy trong phương pháp SCS, thừa nhận sự cân bằng giữa lượng cầm giữ và dòng chảy, có thể mô tả theo phương pháp giải tích nếu sự biến đổi tốc độ mưa theo thời gian và tốc độ thấm theo không gian được đặc trưng bởi phân bố xác suất theo hàm số mũ. Khả năng cầm giữ tiềm năng hay tương đương với CN, có quan hệ với khả năng thấm trung bình theo không gian trên lưu vực. Qua việc khảo sát các công thức cơ bản của SCS cho các trường hợp cầm giữ khác nhau với sự biến đổi cường độ mưa, Yu. B. chỉ ra rằng mối quan hệ chặt chẽ giữa mưa và dòng chảy trong phương pháp SCS có thể bắt nguồn từ việc lý luận vì: (1) Khả năng thấm biến đổi trong không gian phân bố theo hàm số mũ; (2) Tốc độ mưa biến đổi theo thời gian cũng phân bố theo hàm số mũ. Cơ sở lý luận của phương pháp SCS đã xác nhận tính hợp lý của nó với việc nghiên cứu cường độ mưa và khả năng thấm thực biến đổi theo thời gian và không gian một cách riêng biệt. Do công thức để tính độ sâu tổn thất ban đầu (1.28) trong phương pháp SCS được rút ra từ kinh nghiệm thực hành trên các lưu vực nhỏ ở Mỹ (Ia = 0, 2S) nên trong thực tiễn ứng dụng công thức này tại nhiều nơi khác đã có những cải tiến để phù hợp với các điều kiện hình thành dòng chảy địa phương. Theo hướng này là các nghiên cứu của Ashish Pandey cùng cộng sự [98] khi xác định dòng chảy mặt cho lưu vực Karso (ấn Độ) với Ia = 0, 3S

cho các kết quả mô phỏng phù hợp nhất.

Một hướng nghiên cứu khác là xem xét lại công thức tính CN trong điều kiện ẩm trung bình (ACM II) với các điều kiện ẩm khô (ACMI) và ướt (ACMII), thiết lập lại công thức liên hệ này trên cơ sở dữ liệu địa phương [128, 150].

Ngoài ra, còn một số nghiên cứu về việc vận dụng phương pháp SCS kết hợp với kỹ thuật GIS sử dụng tư liệu bản đồ số và viễn thám để thành lập các công cụ

chuyên dụng phân tích các điều kiện mặt phủ [151] và thành lập lại bảng tra cứu CN theo các điều kiện nhóm đất và tình hình sử dụng đất [92, 141].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô phỏng quá trình mưa - dòng chảy phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước (Trang 83 - 84)