Đặc điểm mưa, dòng chảy trên các lưu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô phỏng quá trình mưa - dòng chảy phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước (Trang 66 - 67)

Mùa lũ trên sông Tả Trạch xuất hiện từ tháng X - XII chiếm khoảng 66,7% tổng lượng dòng chảy năm. Tháng XI là tháng có dòng chảy lớn nhất. So với trung bình cả nước thì đây là vùng có trị số dòng chảy lũ khá lớn. Mùa kiệt trong lưu vực kéo dài trong 9 tháng từ tháng I đến tháng IX, chiếm khoảng 33.3% tổng lượng dòng chảy năm [14, 17]

Với vị trí địa lý đón gió thuận lợi, lại gần các nguồn ẩm nên lượng mưa hàng năm mang đến lưu vực rất phong phú vào khoảng 2500 -2700 mm, số ngày mưa trong năm đạt 140 đến 150 ngày. Lượng mưa có xu thế tăng dần từ Đông sang Tây do sự biến đổi tăng dần của độ cao địa hình.. Lượng mưa hàng năm lớn cộng với cấu tạo địa chất trong khu vực phần lớn là các lớp đá gốc, khả năng thấm nước kém nên hàng năm lưu vực sản sinh ra một lượng dòng chảy mặt khá lớn với mô đun dòng chảy đạt 76,7 l.s/km2, tương ứng lớp dòng chảy 2420mm (so với trung bình cả nước là 30,9 l.s/km2, tương ứng với lớp dòng chảy là 974mm).

Mùa lũ trên lưu vực sông Thu Bồn kéo dài trong 3 tháng (XXII) chiếm 6070 % lượng dòng chảy cả năm. Mô đun dòng chảy mùa lũ đạt tới 200l/s.km2, đây là trị số mô đun dòng chảy mùa lũ lớn nhất cả nước. Với điều kiện địa hình dốc, mạng lưới sông suối phát triển hình toả tia, mức độ tập trung mưa lớn cả về lượng lẫn về cường độ trên phạm vi rộng nên lũ trên các sông suối của lưu vực sông Thu Bồn mang đậm tính chất lũ núi với các đặc trưng: cường suất lũ lớn, thời gian lũ ngắn, đỉnh lũ nhọn, biên độ lũ lớn. Hàng năm trên sông Thu Bồn xuất hiện 45 trận lũ, năm nhiều nhất có 78 trận lũ, lũ lớn nhất trong năm thường xuất hiện trong tháng X và XI [14,17].

Mùa lũ trên sông Trà Khúc xuất hiện từ tháng X - XII chiếm 66,5% lượng dòng chảy năm. Tháng XI là tháng có dòng chảy lớn nhất, chiếm 27,8% lượng dòng chảy năm và đây là tháng có tần suất xuất hiện bão và áp thấp nhiệt đới cao nhất. Lũ trên lưu vực sông Trà Khúc thường rất ác liệt, mang đậm tính chất lũ ở vùng núi với các đặc tính: cường suất lũ lớn, đỉnh lũ cao và thời gian lũ ngắn. Mực nước trên các triền sông tăng nhanh trong thời gian xuất hiện lũ, cường suất lũ ở thượng nguồn đạt

50  70 cm/h, còn ở hạ du đạt 30 cm/h, thậm chí có một số trận lũ lớn đạt tới 100 cm/h. Khả năng điều tiết trên lưu vực không lớn và khả năng thoát nước của hạ du kém, vì vậy trên lưu vực sông Trà Khúc thường xuất hiện lũ kép với nhiều đỉnh. Trung bình trong một năm trên lưu vực thường xuất hiện 5  7 trận lũ, tập trung nhất vào tháng X và XI [14, 17].

Mùa lũ trên lưu vực sông Vệ thường kéo dài trong 3 tháng, bắt đầu từ tháng X đến tháng XII nó chiếm khoảng 70.6% tổng lượng dòng chảy năm. Mô đun dòng chảy mùa lũ khoảng 196 l/s.km2 là vùng có trị số dòng chảy lũ lớn. Mùa kiệt trên lưu vực sông Vệ thường kéo dài trong 9 tháng, bắt đầu từ tháng I đến tháng IX và chiếm khoảng 29,4% tổng lượng dòng chảy năm [14, 17].

Lưu vực sông Vệ với vị trí địa lý đón gió thuận lợi nên hàng năm lượng mưa mang đến lưu vực rất phong phú đạt 2476 mm. Lượng mưa có xu thế tăng dần từ Đông sang Tây, phần thượng nguồn vùng núi lượng mưa đạt tới 3000 mm còn phần hạ du vùng đồng bằng lượng mưa cũng đạt 2000 mm. Với lượng mưa lớn như vậy, trung bình năm trên lưu vực sông Vệ xuất hiện từ 6 đến 8 trận lũ, phụ thuộc vào các đợt mưa lớn của năm và các trận lũ này thường gắn liền với ngập lụt các vùng hạ du do lượng mưa lớn trên diện rộng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô phỏng quá trình mưa - dòng chảy phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước (Trang 66 - 67)