Khu vực nghiên cứu còn có mật độ che phủ khá lớn so với trung bình cả nước. Tuy nhiên do phân bố không đều nên mức độ ảnh hưởng của rừng đối với từng lưu vực cụ thể cũng rất khác nhau. Sau đây là một vài số liệu phản ánh tình tình thảm thực vật trên các lưu vực nghiên cứu:
- Lưu vực sông Tả Trạch đến trạm Thượng Nhật: Lớp phủ thực vật đóng vai trò quan trọng đối với khả năng hình thành lũ lụt đó là khả năng điều tiết nước. Rừng tự nhiên trên lưu vực bị tàn phá nghiêm trọng do tình trạng chặt phá rừng và tập quán sống du canh du cư phá rừng làm nương rẫy dẫn đến suy giảm diện tích rừng tự nhiên, làm tăng độ xói mòn đất.
Bảng 2.1. Hiện trạng rừng năm 2000 lưu vực sông Tả Trạch [14]
STT Loại rừng Diện tích
(km2)
Diện tích (%)
1 Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh thưa 53.5 25.71
2 Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh kín 1.3 0.62
3 Rừng tự nhiên lá rộng thưỡng xanh trung bình 37.3 17.92
4 Thảm cây bụi tre nứa rải rác, trồng cỏ 28.1 13.5
5 Thảm cây gỗ rải rác 70.1 33.69
6 Nương rẫy xen dân cư 17.8 8.55
Độ che phủ của rừng trong khu vực từ 44.25% đây là một tỷ lệ khá lớn so với trung bình cả nước (Bảng 2.1). Lớp phủ thực vật trên lưu vực sông Tả Trạch khá phong phú, rất nhiều loại cây sinh sống, đặc biệt là rừng tự nhiên có một diện tích khá cao. Với tỷ lệ che phủ cũng khá cao, rừng góp phần đáng kể cho việc giữ nước trên lưu vực làm giảm lượng dòng chảy mặt.
- Lưu vực sông Thu Bồn đến trạm Nông Sơn: Rừng tự nhiên trên lưu vực còn ít, chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo, phân bố ở núi cao. (Bảng 2.2)
Bảng 2.2. Hiện trạng rừng năm 2000 lưu vực sông Thu Bồn[14]
STT Loại rừng Diện tích (km2) Diện tích (%)
1 Rừng tự nhiên nghèo 612 19,4
2 Rừng tự nhiên giàu và trung bình 694,5 22,11
3 Trảng cây bụi 1321 41,87
4 Đất lúa, màu 128,2 4,06
5 Đất chuyên lúa 183,9 5,83
6 Cây cỏ xen nương rẫy 68,29 2,16
7 Cây bụi có gỗ rải rác 101,6 3,22
8 Đất chuyên rau, màu và cây CNNN 21,55 0,68
9 Đồng cỏ 20,98 0,66
Vùng đồi núi còn rất ít rừng, đại bộ phận là đồi núi trọc và đất trồng cây công nghiệp, cây bụi. Độ che phủ của các loại rừng được trình bày trong bảng 2.2. Trên lưu vực sông Thu Bồn có rất nhiều loại cây nhưng diện tích đất trống và cây bụi còn rất nhiều, chiếm tỷ lệ khá lớn diện tích toàn lưu vực.
Bảng 2.3. Hiện trạng rừng năm 2000 lưu vực sông Trà Khúc [14]
STT Loại rừng Diện tích
(km2)
Phần trăm diện tích (%)
1 Nương rẫy xen dân cư 122,8 5
2 Rừng tự nhiên dày 10,92 0,4
3 Đất trồng có cây gỗ rải rác 252,5 10,3
4 Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh, thưa 825 33,8
5 Đất trống có cây bụi tre nứa rải rác, trồng cỏ 956 39,2
6 Cây nông nghiệp ngắn vụ xen dân cư 136,5 5,6
7 Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh, trung bình 119,1 4,9
Hình 2.5. Rừng lưu vực sông Trà Khúc
- Lưu vực sông Trà Khúc đến trạm Sơn Giang: Lớp phủ thực vật trên lưu
vực sông Trà Khúc vẫn đóng vai trò quan trọng trong điều tiết nước với độ che phủ trung bình của rừng ở khu vực này là 35,8% (Bảng 2.3, Hình 2.5).
Có thể chỉ ra rằng, thực vật trên lưu vực sông Trà Khúc rất phong phú, trong đó chủ yếu là rừng mới được trồng các loại cây tre nứa, cây lá kim, cây đặc sản. So với năm 1993, đến năm 2000 diện tích rừng có tăng lên. Tuy nhiên diện tích đất trống và cây bụi vẫn còn chiếm một tỷ lệ diện tích khá lớn trên lưu vực.
- Lưu vựcsông Vệ đến trạm An Chỉ: Rừng tự nhiên trên lưu vực còn ít, chủ yếu là loại rừng trung bình và rừng nghèo, phần lớn phân bố ở núi cao. Vùng núi cao có nhiều lâm thổ sản quý. Vùng đồi núi còn rất ít rừng, đại bộ phận là đồi núi trọc và đất trồng cây công nghiệp, cây bụi, ngoài ra ở vùng hạ lưu có đất trồng nương rẫy xen dân cư. Với độ che phủ của các loại rừng được trình bày trong bảng 2.4.
Bảng 2.4. Lớp phủ thực vật lưu vực sông Vệ theo mức độ che phủ [14]
STT Loại hình lớp phủ Tỷ lệ % so với diện
tích lưu vực
Mức độ tán che (%)
1 Rừng rậm thường xanh cây lá rộng nhiệt đới gió
mùa đã bị tác động 12.27 70 90
2 Rừng thưa rụng lá hoặc trảng cây bụi cây gỗ rải rác 50.50 30 40
3 Cây trồng nông nghiệp ngắn ngày 37.23 < 5