Thừa Thiê n Huế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô phỏng quá trình mưa - dòng chảy phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước (Trang 62 - 63)

Thừa Thiên - Huế là tỉnh nằm ở cực Nam của vùng Bắc Trung Bộ có diện tích tự nhiên là 5054 km2 với số dân là 1045134 (1999) chiếm khoảng 1,37 % dân số cả nước. Thừa Thiên Huế là một trong 4 tỉnh nằm ở vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, có cảng Thuận An và Chân Mây, có quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất, sân bay Phú Bài và một hệ thống sông ngòi thuận tiện cho việc luân chuyển hàng hoá, xúc tiến thương mại.

122 xã, 20 phường và 8 thị trấn (thuộc huyện).

Người Kinh chiếm 97 % trong cơ cấu dân số theo dân tộc, số còn lại gồm các tộc dân người Bru - Vân Kiều, Cơ Tu, Tà Ôi, Thái, Nùng, Hoa … Mật độ dân số toàn tỉnh là 14 người/km2. Dân cư phân bố không đều theo lãnh thổ, có sự tương phản rõ rệt giữa vùng dân cư thưa thớt đồi núi phía Tây và dân cư đông đúc vùng đồng bằng duyên hải phía Đông.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Thừa Thiên - Huế đạt từ 7,7 - 9% hàng năm. Có thể điểm qua một vài nét chính về sự phát triển trong một số lĩnh vực như sau:

- Công nghiệp: Trong cơ cấu kinh kế của tỉnh, tỷ trọng của công nghiệp ngày càng tăng từ 19,7% năm 1990 lên 30,5% năm 1999, vươn lên đứng thứ hai sau khu vực dịch vụ. Trong cơ cấu của công nghiệp nổi bật lên là công nghiệp chế biến (96,2%), hai ngành còn lại chiếm tỷ trọng bé: công nghiệp khai khoáng chiếm 2,5%, sản xuất phân phối điện chiếm 1,3%.

- Nông, lâm, ngư, nghiệp: Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng và có truyền thống lâu đời, tuy nhiên trong những năm gần đây trong cơ cấu kinh tế GDP của tỉnh tỷ trọng của nhóm này liên tục giảm từ 44,2% năm 1990 đến 1999 chỉ còn 22,0%. Cả tỉnh hiện có 214000 ha rừng. Tỷ trọng của hoạt động khai thác gỗ và lâm sản trong những năm gần đây có xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn chiếm ưu thế. Hoạt động chính trong lĩnh vực lâm nghiệp bao gồm: trồng và chăm sóc rừng, chiếm 17,1%; khai thác gỗ và lâm sản chiếm 74,6% và các hoạt động lâm nghiệp khác chiếm 8,3%.

Ngư nghiệp là một trong những thế mạnh của Thừa Thiên Huế. Cơ cấu phát triển của ngành hiện nay là theo xu thế giảm đánh bắt, tăng nồng và dịch vụ.

- Dịch vụ: Hoạt động dịch vụ của Thừa Thiên Huế bao gồm: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại và du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô phỏng quá trình mưa - dòng chảy phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước (Trang 62 - 63)