Những vấn đề còn tồn tạ

Một phần của tài liệu bản mềm chuyên đề(1) - Copy (Trang 63 - 65)

- Chi nhánh quy định việc kiểm tra, giám sát khoản vay được tiến hành định kỳ, đột xuất với 100% khoản vay, một hay nhiều lần tuỳ theo độ an toàn của

Bảng 7: Doanh số thu nợ các năm 2008 –

2.3.2. Những vấn đề còn tồn tạ

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động tín dụng của chi nhánh VPBank Bắc Ninh cũng còn không ít mặt hạn chế, nhất là trong công tác tín dụng trung dài hạn.

- Tỷ trọng tín dụng trung, dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh còn rất thấp. Quy mô của các khoản vay trung dài hạn cũng tương đối bé, số lượng các dự

án cho vay còn ít do hình thức tín dụng này chứa đựng rủi ro cao…

- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn trung và dài hạn còn chưa cao điều này gây ra tình trạng mất cân đối trong nguồn vốn trung và dài hạn so với tổng nguồn vốn huy động vẫn còn kéo dài trong thời gian tới, vì vậy các khó khăn về vốn trung và dài hạn có thể sẽ là vấn đề trong nhiều năm sau của ngân hàng.

- Thời gian xét duyệt một dự án cho vay còn dài, thủ tục rườm rà, nhiều loại giấy tờ biểu mẫu được đòi hỏi làm cán bộ tín dụng mất nhiều thời gian để điều tra đồng thời cũng khiến các doanh nghiệp phải chờ đợi, có thể dẫn đến chán nản.

- Ngân hàng chưa chú ý vào đối tượng khách hàng thuộc nhóm ngành nông lâm nghiệp, đây là một thị trường còn khá nhiều tiềm năng, ngân hàng nên quan tâm tìm kiếm các khách hàng thuộc nhóm ngành này, nhằm đa dạng hóa cơ cấu tín dụng trung dài hạn của chi nhánh.

- Kết quả thực thi chính sách tín dụng, chính sách khách hàng mới chỉ thực hiện được bước đầu. Công tác tiếp thị tìm kiếm khách hàng tốt, tìm kiếm dự án hiệu quả, khai thác thị trường vẫn còn nhiều khó khăn. Những định hướng chính sách đề ra chưa triển khai được còn nhiều bất cập, các hình thức tín dụng còn nghèo nàn, chưa được ngân hàng khai thác đầu tư, chưa kết hợp chặt chẽ giữa tín dụng với các dịch vụ ngân hàng.

- Trong thẩm định dự án đầu tư, chất lượng thẩm định còn chưa cao , khả năng phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp của cán bộ tín dụng còn hạn chế so với yêu cầu của công tác này. Đây là điểm bất cập cần phải được khắc phục sớm nếu không sẽ gây thiệt hại lớn cho ngân hàng.

- Việc phân tích đúc rút, đánh giá kết quả đầu tư còn làm được quá ít, chưa mang tính hệ thống, thường xuyên và kịp thời. Việc tổ chức liên kết, tổng hợp kinh nghiệm và thông tin nghiệp vụ còn chưa tốt, chính điều này đã ảnh hưởng ít nhiều tới việc thực hiện chính sách khách hàng, chính sách tín dụng của chi nhánh. Mức độ chủ động tiếp cận, xem xét , đánh giá dự án chưa cao, vai trò của công tác tư vấn đầu tư chưa đạt đúng tầm so với yêu cầu và tiềm năng hiện có.

- Cán bộ tín dụng còn thiếu về số lượng, một số còn yếu kém về năng lực, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của các hoạt động trong ngân hàng, đặc biệt trong xu thế quốc tế hoá và hiện đại hoá các ngân hàng tại Việt nam cũng như trên thế giới. Đây là vấn hết sức cấp bách, cần phải thực hiện nghiêm túc và không ngừng nâng cao chất lượng, nếu không sẽ là nguy cơ lớn cho ngân hàng vì yếu tố này liên quan trực tiếp đến con người, đến chất lượng và rủi ro của các khoản tín dụng.

Một phần của tài liệu bản mềm chuyên đề(1) - Copy (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w