Đội ngũ cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu bản mềm chuyên đề(1) - Copy (Trang 27)

Khả năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức của cán bộ tín dụng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng trung dài hạn nói riêng. Cán bộ tín dụng mà không có đạo đức nghề nghiệp, coi tiền ngân hàng như thứ "tiền chùa", coi việc cho vay như là một sự ban phát, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, thậm chí tham nhũng, nhận phong bao, quà cáp để rồi cho vay trái pháp luật: cho vay không cần thế chấp, nhận thế chấp không cần kiểm soát... để rồi đến khi vụ việc đổ bể thì để lại cho ngân hàng cả một khoản nợ không thu hồi được ảnh hưởng đến uy tín chất lượng hoạt động của ngân hàng.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành công của công tác tín dụng. Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, kinh nghiệm đánh giá chính xác tính khả thi của dự án, xác định được tính chân thực của các báo cáo tài chính, phát hiện các hành vi cố tình lừa đảo của khách hàng như: sửa chữa báo cáo tài chính, lập hồ sơ thế chấp giả, dùng một tài sản thế chấp để đi vay ở nhiều nơi... từ đó phân tích được khả năng quản lý doanh nghiệp và năng lực thực sự của khách hàng để quyết định có cho vay hay không.

Ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ tín dụng cần có sự hiểu biết rộng về pháp luật, môi trường kinh tế xã hội, đường lối phát triển của đất nước, của thị trường... dự đoán trước được những biến động có thể xảy ra từ đó tư vấn cho khách hàng xây dựng lại phương án kinh doanh cho phù hợp. Nghiệp vụ hoạt động ngân hàng càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao để sử dụng các phương tiện, phương pháp làm việc hiện đại thích ứng với sự phát triển không ngừng của xã hội. Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp và sự hiểu biết rộng chính là cơ sở để nâng cao chất lượng công tác tín dụng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu bản mềm chuyên đề(1) - Copy (Trang 27)