Bảng 3: Tình hình thực hiện dư nợ từ 2008 – 2010
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Thực hiện 31/12/2008 Thực hiện 31/12/2009 Thực hiện 31/12/2010 Tổng dư nợ 41.851 94.945 168.486 Nợ xấu 0.000 0.237 0.371 Tỉ lệ nợ xấu 0.00% 0.25% 0.22%
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh VPBank Bắc Ninh
* Tổng dư nợ: không ngừng tăng nhanh trong 3 năm. Năm 2008 mới đạt 42 tỉ đồng, năm 2009 đã tăng lên 95 tỉ đồng (tăng 53 tỉ đồng, tương ứng tăng 126%), đến năm 2010 tổng dư nợ của chi nhánh đã đạt 168 tỉ đồng, tăng 73 tỉ so với năm 2009, tương ứng tăng 77%.
* Nợ xấu: vấn đề nợ xấu vẫn luôn được chi nhánh khống chế tốt, tỉ lệ nợ xấu gần như không đáng kể ở cả 3 năm.
b. Nhận xét
* Những mặt đã làm được:
- Chi nhánh mới thành lập 3 năm, tốc độ tăng trưởng dư nợ tương đối cao
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo về cho vay hỗ trợ lãi suất, quy định về lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước, kiểm tra đánh giá và khắc phục chỉnh sửa những tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện.
- Kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu ở mức tương đối thấp. - Thực hiện rà soát, chỉnh sửa hồ sơ tín dụng sau thanh tra, kiểm tra.
- Thực hiện đúng chỉ đạo thu nợ đến đâu, giải ngân đến đó, tăng trưởng tín dụng trên cơ sở có tăng trưởng nguồn vốn.
trong việc tăng trưởng tín dụng theo đúng tiến độ.
- Công tác thống kê, báo cáo số liệu chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng và thời gian.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng còn trẻ nên thiếu kinh nghiệm, chưa va chạm nhiều, còn thiếu thực tế và mang nặng lí thuyết, còn lúng túng trong khi giải quyết công việc.
- Chưa chú trọng khai thác các khách hàng tín dụng sử dụng các dịch vụ ngân hàng (tiền gửi, thẻ…)
2.1.3.4. Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh chưa phát triển, do địa bàn hoạt động là Bắc Ninh, mặc dù giáp ranh với Hà Nội nhưng các hoạt động hoạt động là Bắc Ninh, mặc dù giáp ranh với Hà Nội nhưng các hoạt động liên quan xuất nhập khẩu không nhiều.
2.1.3.5. Công tác khác
* Kế toán – Ngân quỹ: Việc thanh toán được hiện đại hóa, đáp ứng được kịp thời nhu cầu của khách hàng và đảm bảo tuyệt đối an toàn. Khả năng tác nghiệp của cán bộ được nâng lên một bước rõ rệt. Tuy nhiên việc thực hiện công tác kế toán - ngân quỹ còn mang tính chất giải quyết sự vụ, chưa chủ động trong việc phân tích tài chính đơn vị.
* Kiểm tra, kiểm soát: Chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra và tổ chức triển khai thực hiện, thực hiện tốt vai trò kiểm soát, tham mưu cho Ban giám đốc trong việc điều hành an toàn mọi mặt của hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
* Tổ chức, hành chính: Thực hiện tốt các nhiệm vụ dù vẫn còn hạn chế do tính chất công việc của phòng gồm nhiều mảng công việc khác nhau, thường xuyên phát sinh sự vụ nên việc tham mưu cho lãnh đạo nặng tính tình thế, chưa có phương án chủ động.
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh VPBank Bắc Ninh VPBank Bắc Ninh
2.2.1. Một số quy định về cho vay trung dài hạn tại VPBank
- VPBank luôn chủ động tìm kiếm các dự án khả thi, có khả năng hoàn trả nợ vốn vay và tự chịu trách nhiệm về các quyết định cho vay của mình.
- VPBank xem xét và quyết định cho vay khi các khách hàng thoả mãn:
•Các pháp nhân phải có trách nhiệm dân sự: Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
•Có khả năng tài chính trong thời hạn cam kết (tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh có hiệu quả, các báo cáo tài chính định kỳ phải phù hợp với quy định của
pháp luật)
•Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp theo đúng hợp đồng đã ký với ngân hàng khi tiến hành vay vốn.
•Có dự án đầu tư hoặc phương án kinh doanh khả thi, có hiệu quả (mang lại lợi ích cho số đông và có khả năng hoàn trả vốn vay khi đến hạn)
•Thực hiện đúng các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của NHNN và của VPBank.
- Thời hạn cho vay được xác định như sau:
•Đối với cho vay trung hạn: từ trên 12 tháng cho đến 60 tháng (5 năm), nhưng không được quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân.
•Đối với cho vay dài hạn: từ trên 60 tháng (5 năm) nhưng cũng không được vượt quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân.
- Mức lãi suất cho vay do VPBank cùng khách hàng thoả thuận, đồng thời phải phù hợp với quy định của NHNN về lãi suất cho vay tại thời điểm ký hợp đồng và phù hợp với biểu lãi suất công bố của ngân hàng do Tổng giám đốc VPBank quy định trong từng thời kỳ.
- Đối tượng cho vay trung và dài hạn: Cho vay để đầu tư dự án, xây dựng mới, mua sắm tài sản cố định, mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới cải tiến thiết bị công nghệ,… Cho vay với các đối tượng không trái với quy định về quản lý của Nhà nước và được Thống đốc NHNN chấp nhận
- Mức cho vay: được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo theo đúng luật định và tuỳ thuộc vào vốn tự có của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của VPBank. Mức cho vay tối đa do Tổng giám đốc VPBank quy định. Thông thường là:
Mức cho vay= Tổng nhu cầu vốn của dự án (vốn cố định và lưu động) – Vốn tự có của các bên tham gia – Nguồn vốn huy động khác (vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác)
- Trả gốc và lãi:
Do ngân hàng và khách hàng cùng thoả thuận, có thể trả nợ gốc và lãi theo một kỳ hạn hoặc nhiều kỳ hạn.
Khi đến kỳ hạn trả nợ hoặc kết thúc thời hạn cho vay, khách hàng phải chủ động chuyển tiền trả nợ. Nếu chưa có khả năng trả nợ đúng hạn thì khách hàng phải
xin gia hạn nợ nếu không ngân hàng sẽ tự động trích tiền trong tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng (nếu có) để thu nợ gốc và lãi. Nếu khách hàng không có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng hoặc số dư trong tài khoản không đủ thu nợ thì khoản nợ này có thể chuyển sang nợ quá hạn và khách hàng phải chịu mức lãi suất của nợ quá hạn.
- Phương thức cho vay:
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, thì ngân hàng sẽ áp dụng hình thức cho vay từng lần. Trong thời hạn rút vốn của hợp đồng khách hàng có thể rút vốn nhiều lần hoặc một lần nhưng tổng số tiền rút ra không vượt quá số tiền vay. Mỗi lần rút vốn vay, khách hàng nhận giấy tờ nhận nợ theo mẫu quy định của ngân hàng cùng các giấy tờ cần thiết khác.
VPBank có thể cho vay theo hạn mức khi giữa ngân hàng và khách hàng có một thoả thuận về một hạn mức cho vay trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh áp dụng với khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên và có tín nhiệm với ngân hàng.
+ Đối với các dự án cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, hợp lý hoá sản xuất phải có vốn tự có tối thiểu tham dự dự án bằng 15% tổng mức vốn đầu tư.
+ Đối với dự án mới khách hàng phải có tối thiểu bằng 20% tổng mức đầu tư. - Tài sản đảm bảo (TSĐB): Theo quy định hiện nay của NHNN và VPBank, tài sản dùng để đảm bảo cho các khoản vay trung và dài hạn là tài sản hình thành từ bản thân vốn vay, các tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người đi vay, cũng có thể bảo đảm được bởi bên thứ 3.
- Giới hạn cho vay: Tổng dư nợ cho vay với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của VPBank tại thời điểm xét cho vay.
Ngoài ra còn một số các quy định khác như lập hồ sơ vay vốn, thẩm định và quyết định cho vay, gia hạn nợ...
2.2.2. Cách thức Ngân hàng thực hiện hoạt động tín dụng trung dài hạn đối với doanh nghiệp đối với doanh nghiệp
Quy tr×nh tín dụng được bắt đầu từ khi các cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán - thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình này được Ngân hàng tiến hành theo ba bước chính:
- Thẩm định trước khi cho vay
- Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay
Khách hàng vay vốn là dân cư có hai loại mục đích chính: - Vay vốn phục vụ đời sống, sinh hoạt
- Đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh
Xét với các doanh nghiệp, vay vốn thường với mục đích phát triển sản xuất kinh doanh, các cán bộ tín dụng của Ngân hàng thường phân tích và thẩm định khách hàng vay vốn theo những nội dung cụ thể sau:
2.2.2.1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn
-Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay.
-Đối với khách hàng đã cã quan hệ tín dụng: cán bộ tín dụng kiểm tra các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay.
- Khách hàng đủ hoặc chưa đầy đủ điều kiện hồ sơ vay đều được cán bộ tín dụng báo cáo lãnh đạo trong chi nhánh và thông báo lại cho khách hàng (nếu không đủ điều kiện vay).
- Cán bộ tín dụng làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ với những nội dung thuộc:
+ Danh mục hồ sơ pháp lý + Danh mục hồ sơ khoản vay
+ Danh mục hồ sơ bảo đảm tiền vay
2.2.2.2. Tiến hành kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn