Về phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư

Một phần của tài liệu bản mềm chuyên đề(1) - Copy (Trang 41 - 50)

- Tìm hiểu về giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với sản phẩm của phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư (PASXKD/DAĐT)

- Tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự của PASXKD/DAĐT để đánh giá tình hình thị trường đầu vào, đầu ra.

- Tìm hiểu từ các phương tiện đại chúng (báo, đài, mạng máy tính...); từ các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp...

- Tìm hiểu từ các PASXKD/DAĐT cùng loại.

2.2.2.4. Kiểm tra, xác minh thông tin

Quá trình kiểm tra và xác minh những thông tin về khách hàng được thực hiện qua các nguồn sau:

- Hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng - Thông qua Trung tâm Thông tin tín dụng

- Các bạn hàng hoặc đối tác làm ăn của doanh nghiệp, bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị và những khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty

- Các ngân hàng mà khách hàng hiện đang vay vốn hoặc trước đó đã vay vốn - Các phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan pháp luật (công an, toà án)

2.2.2.5. Phân tích ngành

Để đánh giá tình hình và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp vay vốn trong mối quan hệ với tình hình thị trường hiện tại, các cán bộ tín dụng của chi nhánh thường thực hiện phân tích những nội dung sau:

- Xu hướng phát triển của ngành.

- Các vấn đề liên quan đến cải tiến kỹ thuật

- Sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.

- Những thay đổi về điều kiện lao động.

- Chính sách của Chính phủ: ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp. - Vị thế hiện tại của doanh nghiệp trong ngành.

- Phương pháp sản xuất, công nghệ, nhãn hiệu thương mại của doanh nghiệp: đánh giá tác động đối với việc nâng cao mức cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngay cả khi doanh nghiệp không chiếm ưu thế tuyệt đối về một sản phẩm đặc biệt, thì tính cạnh tranh và khả năng thích nghi đối với sự thay đổi của thị trường cũng được tìm hiểu thấu đáo.

Để phân tích những nội dung trên thì cán bộ tín dụng thường tổng hợp những thông tin sau đây:

a. Sự chuyển đổi trong ngành

- Sự thay đổi về số lượng và giá cả trong cung và cầu sản phẩm

- Tình hình các doanh nghiệp có thị phần lớn nhất trong ngành đó bao gồm những tiến bộ kỹ thuật và các sản phẩm có tính cạnh tranh.

b. Nguyên vật liệu đầu vào: Các vấn đề định tính và định lượng, xu hướng giá cả và những triển vọng trong tương lai.

c. Vị trí trong ngành

- Vị trí mỗi sản phẩm trong thị trường - Doanh số của từng mặt hàng trong ngành - Sự tin tưởng của khách hàng; trình độ kỹ thuật

*/Những thông tin quan trọng từ các khách hàng luôn được các cán bộ lưu giữ một cách cẩn thận và bí mật.

2.2.2.6. Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn a. Tìm hiểu và phân tích về khách hàng

Cán bộ tín dụng thực hiện tìm hiểu các thông tin về: - Tìm hiểu chung về khách hàng

- Điều tra đánh giá tư cách và năng lực pháp lý - Mô hình tổ chức, bố trí lao động của doanh nghiệp

- Tìm hiểu và đánh giá khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo

b. Phân tích đánh giá khả năng tài chính

Bước 1. Kiểm tra tính chính xác của các báo cáo tài chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cán bộ tín dụng của Ngân hàng luôn thực hiện việc kiểm tra tính chính xác của các báo cáo tài chính của khách hàng vay vốn trước khi bắt đầu đi vào phân tích chúng. Bởi các báo cáo tài chính, kể cả những báo cáo đã kiểm toán, nhiều khi không chỉ được mô tả theo hướng tích cực có dụng ý, mà còn có thể vô tình bị sai lệch.

Việc kiểm tra bao gồm xem xét các nguồn số liệu, dữ liệu do doanh nghiệp lập, chế độ kế toán áp dụng, tính chính xác của các số liệu kế toán…

Bước 2. Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính  Tình hình sản xuất và bán hàng

Các cán bộ tín dụng thu thập thông tin về: - sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp

- thị phần của từng loại sản phẩm trên thị trường - mạng lưới phân phối sản phẩm

- khả năng cạnh tranh

- các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường

- mức độ tín nhiệm của bạn hàng; chiến lược kinh doanh trong thời gian tới - chính sách khách hàng

- các khách hàng quan hệ giao dịch có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

việc theo dõi tình hình sản xuất cũng như bán hàng của doanh nghiệp.  Tình hình sản xuất:

- Các điều kiện về sản xuất - Kết quả sản xuất

- Phương pháp sản xuất hiện tại - Công suất hoạt động

- Hiệu quả công việc - Chất lượng sản phẩm - Các chi phí sản xuất

Tình hình bán hàng:

- Những thay đổi về doanh thu - Phương pháp và tổ chức bán hàng - Các khách hàng

- Giá bán của sản phẩm - Quản lý chi phí

- Phương thức thanh toán - Số lượng đơn đặt hàng - Quản lý hàng tồn kho - Tình hình xuất khẩu

- Mạng lưới, tổ chức công tác bán hàng - Các mối quan hệ đối tác kinh doanh

Phân tích về tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính là việc xác định những điểm mạnh và những điểm yếu hiện tại của một doanh nghiệp qua việc tính toán và phân tích những tỷ số khác nhau sử dụng những số liệu từ các báo cáo tài chính. Cán bộ tín dụng không chỉ tính toán cơ bản từng chỉ số mà còn phải tìm ra được các mối liên hệ giữa các chỉ số tính toán được để có thể đưa ra những kết luận chính xác nhất về doanh nghiệp.

Các chỉ số cơ bản được các cán bộ tín dụng dùng để phân tích về tài chính doanh nghiệp có:

 Các chỉ số về khả năng sinh lời - Mức sinh lời trên tài sản ROA

- Mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE - Mức sinh lời trên tài sản tài chính

 Các chỉ số dùng phân tích khả năng thanh toán - Hệ số thanh toán ngắn hạn

- Hệ số thanh toán nhanh - Khả năng trang trải lãi vay - Khả năng hoàn trả nợ vay  Các chỉ số về cơ cấu nợ - Hệ số tài sản cố định

- Hệ số nợ

- Hệ số vốn chủ sở hữu

 Các chỉ số phân tích tính hiệu quả của dự án - Doanh thu từ tổng tài sản

- Thời gian thu hồi công nợ - Thời gian thanh toán công nợ

 Các chỉ số phân tích hiệu quả sản xuất - Hiệu suất lao động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mức độ tập trung vốn - Hiệu quả của đồng vốn

 Các chỉ số phân tích sức tăng trưởng - Tỉ lệ tăng trưởng doanh thu

- Tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh - Tỉ lệ tăng trưởng của một số yếu tố khác…

c. Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng

Cán bộ tín dụng xem xét tình hình quan hệ với ngân hàng của khách hàng, không chỉ ở hiện tại mà còn cả trong quá khứ, trên những khía cạnh sau:

 Xem xét về quan hệ tín dụng:

- Đối với Chi nhánh VPBank Bắc Ninh và các chi nhánh khác trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

+ Dư nợ ngắn, trung và dài hạn (ghi rõ nếu có nợ quá hạn). + Mục đích vay vốn của các khoản vay.

+ Doanh số cho vay, thu nợ. + Số dư bảo lãnh/thư tín dụng + Mức độ tín nhiệm.

+ Khách hàng phải thoả mãn yêu cầu không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại VPBank mới được vay mới hoặc bổ sung tại VPBank.

- Đối với các Tổ chức tín dụng khác

+ Dư nợ ngắn, trung và dài hạn đến thời điểm gần nhất (ghi rõ nếu có nợ quá hạn).

+ Mục đích vay vốn của các khoản vay. + Số dư bảo lãnh/thư tín dụng

+ Mức độ tín nhiệm.

- Xem xét về quan hệ tiền gửi (tại VPBank và cả các Tổ chức tín dụng khác) + Số dư tiền gửi bình quân.

+ Doanh số tiền gửi, tỉ trọng so với doanh thu.

2.2.2.7. Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt

Cán bộ tín dụng tiến hành tính toán lãi, phí và các lợi ích khác có thể thu được nếu như khoản vay được phê duyệt. Cơ sở tính toán dựa trên đơn xin vay của khách hàng (số tiền giải ngân, thời hạn và lãi xuất dự tính).

Ngoài ra cán bộ tín dụng còn lưu ý xem xét tổng thể các lợi ích khác khi thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng (như lợi nhuận từ khoản vay có thể không cao như mong muốn nhưng bù lại, khách hàng luôn duy trì quan hệ tiền gửi ở mức cao,.v.v..)

2.2.2.8. Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư

Việc phân tích, thẩm định PASXKD/DAĐT được các cán bộ tín dụng thực hiện theo một số bước cơ bản sau:

 Bước 1: Xem xét tổng thể PASXKD/DAĐT

- Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của PASXKD/DAĐT - Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm PASXKD/DAĐT

- Đánh giá về cung sản phẩm

- Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm - Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối

- Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của phương án

- Đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào của phương án - Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương tiện kĩ thuật

- Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lí thực hiện dự án

- Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn - Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án

- Phân tích rủi ro dự án +Rủi ro về tiến độ thực hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Rủi ro về thị trường

+Rủi ro về môi trường và xã hội +Rủi ro về kinh tế vĩ mô

 Bước 2: Dự tính, tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của PASXKD/DAĐT

- Xác định mô hình dự án đầu tư

- Phân tích và ước tính số liệu cơ sở tính toán - Thiết lập các bảng tính thu nhập và chi phí +Bảng tính sản lượng và doanh thu

+Bảng tính chi phí hoạt động +Bảng tính chi phí nguyên vật liệu +Bảng tính các chi phí quản lí, bán hàng +Lịch khấu hao

+Tính toán lãi vay

+Bảng tính nhu cầu vốn lưu động

- Thiết lập báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Lập bảng cân đối kế hoạch

2.2.2.9. Các biện pháp bảo đảm tiền vay

Tài sản bảo đảm là cơ sở để xác lập trách nhiệm người vay; giảm thấp rủi ro tớn dụng, mặc dù đây không phải là điều kiện duy nhất để quyết định cho vay; không xem là phương tiện duy nhất để đảm bảo an toàn vay vốn. Khi nhận tài sản cầm cố, thế chấp, cán bộ tín dụng của Chi nhánh thực hiện các nhiệm vụ sau:

 Kiểm tra tình trạng thực tế của tài sản bảo đảm tiền vay  Phân tích, thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay

Cán bộ tín dụng của Chi nhánh thực hiện nội dung này theo một số nguyên tắc sau:

-Ngân hàng có quyền lựa chọn và quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

-Trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, song trong quá trình sử dụng vốn vay, ngân hàng phát hiện khách hàng vay vi phạm cam kết trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng có quyền yêu cầu khách hàng vay thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tài sản hoặc thu hồi nợ trước hạn.

-Trường hợp khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết, ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo

đảm tiền vay để thu hồi nợ.

-Sau khi xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, nếu khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh vẫn chưa thực hiện đúng hoặc thực hiện chưa đủ nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng có quyền yêu cầu khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh có trách nhiệm tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.

Lưu ý:

+Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được VPBank lưu giữ cho đến khi khách hàng vay trả hết nợ gốc và lãi.

+Các tài sản mà pháp luật có quy định phải mua bảo hiểm, VPBank sẽ yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm trước khi nhận làm tài sản bảo đảm tiền vay.

+Tài sản bảo đảm có thể do VPBank giữ, hoặc có thể giao cho người vay giữ có sự kiểm tra, giám sát của VPBank.

2.2.2.10. Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng

 Cán bộ tín dụng của Chi nhánh thực hiện việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng theo một số nguyên tắc sau:

-Trong quá trình chấm điểm tín dụng, cán bộ tín dụng sẽ thu được điểm ban đầu và điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng.

+ Điểm ban đầu là điểm của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng cán bộ tín

dụng xác định được sau khi phân tích tiêu chí đó.

+ Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng bằng điểm ban đầu nhân với trọng

số.

+ Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng (chỉ số tài chính hoặc yếu tố phi tài chính) xét trên góc độ tác động rủi ro tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong trường hợp khách hàng có bảo lãnh của một tổ chức có năng lực tài chính mạnh hơn, thì khách hàng đó có thể được xếp hạng tín dụng tương đương hạng tín dụng của bên bảo lãnh. Quy trình chấm điểm tín dụng của bên bảo lãnh cũng giống như quy trình áp dụng cho khách hàng.

 Các công cụ chấm điểm tín dụng được sử dụng:

-Bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí để chấm điểm tín dụng. VPBank sử dụng bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí để chấm điểm tín dụng. Bảng này chấm điểm tín dụng của mỗi khách hàng dựa trên các tiêu chuẩn định tính (tiêu chí phi tài chính) như năng lực và kinh nghiệm của ban lãnh đạo, vị trí trên thị trường, quan hệ với khách hàng, với ngân hàng.v.v.

-Bảng các chỉ số tài chính chuẩn. Bảng các chỉ số tài chính chuẩn là một công cụ để chấm điểm tín dụng dựa trên một số chỉ số tài chính căn bản như tỷ lệ thanh toán ngắn hạn, tỷ số vốn vay v.v.. Bảng chỉ số và giá trị chỉ số khác nhau cho mỗi loại khách hàng khác nhau.

2.2.2.11. Lập báo cáo thẩm định cho vay

Dựa trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung trên, cán bộ tín dụng của Chi nhánh sẽ lập báo cáo thẩm định cho vay.

Báo cáo thẩm định cho vay là tài liệu dạng văn bản trong đó có nêu rõ, cụ thể những kết quả của quá trình thẩm định, đánh giá phương án đầu tư xin vay vốn của khách hàng cũng như các ý kiến đề xuất đối với các đề nghị của khách hàng.

Tuỳ theo từng PASXKD/DAĐT cụ thể, cán bộ thẩm định của chi nhánh luôn biết cách chọn lựa linh hoạt những nội dung chính, cần thiết, có liên quan trực tiếp tới

Một phần của tài liệu bản mềm chuyên đề(1) - Copy (Trang 41 - 50)