Phơng hớng chung

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lí ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc (Trang 61 - 67)

Tiếp tục đổi mới quản lý NSNN nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn ngân sách nhà nớc là rất cần thiết, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định: “Chính sách tài chính phải nhằm vào mục tiêu thúc đẩy sản xuất phát triển, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực, tăng tích luỹ để tạo vốn cho đầu t phát triển...”.

Chính sách tài chính quốc gia là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tế, là tổng thể các chính sách và giải pháp về tài chính-tiền tệ trong việc khai thác, động viên và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng, ổn định kinh tế thực hiện mục tiêu “dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Trong hệ thống các công cụ, biện pháp của chính sách tài chính, NSNN là công cụ quan trọng nhất. Nhiệm vụ trọng tâm của NSNN là tăng cờng huy động, khai thác, động viên các nguồn thu, bố trí chi tiêu hợp lý nhằm phục vụ đắc lực cho chiến lợc phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện ch- ơng trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc.

Do đó đổi mới quản lý NSNN phải đảm bảo các phơng hớng chủ yếu sau:

Thứ nhất, NSNN phải động viên hợp lý ở mức cao nhất các nguồn lực của nền kinh tế-xã hội và các nguồn lực ở bên ngoài để phục vụ các chiến l- ợc phát triển kinh tế-xã hội. Phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa động viên tạo ra nguồn lực mạnh để nhà nớc có điều kiện thực hiện những nhiệm vụ

chiến lợc với việc đảm bảo tích tụ vốn trong doanh nghiệp, dân c để mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, tạo tích luỹ ngày một lớn cho đất nớc. Thực hiện chủ trơng vốn trong nớc là quyết định, vốn ngoài nớc là quan trọng, trong những năm tới phải mở rộng quy mô và tốc độ huy động các nguồn vốn trong nớc và các nguồn tài trợ u đãi của nớc ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế để phục vụ phát triển kinh tế- xã hội.

Thứ hai, phân phối NSNN phải thực hiện yêu cầu tiết kiệm trong sản xuất-kinh doanh cần kiệm trong tiêu dùng, dồn vốn cho đầu t phát triển, đảm bảo tốc độ tăng chi đầu t phát triển cao hơn tốc độ tăng chi thờng xuyên. Thu trong nớc không những phải đảm bảo chi thờng xuyên và trả nợ mà còn phải dành một phần chi cho đầu t phát triển. Chi đầu t phát triển của NSNN cơ bản cho hạ tầng kinh tế-xã hội giành phần thích đáng cho lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, các chơng trình mục tiêu quốc gia... Bảo đảm kết hợp hài hoà giữa tăng trởng kinh tế với thực hiện chiến lợc con ngời, giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh và quản lý nhà nớc để đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nớc.

Thứ ba, NSNN ổn định là một chỉ tiêu vĩ mô quan trọng đảm bảo ổn định kinh tế-xã hội, do vậy NSNN phải đợc thực hiện cân đối vững chắc, tích cực. Phải đảm bảo cân đối giữa nhu cầu và khả năng, cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa tích tụ và tập trung, giữa vốn trong nớc và vốn ngoài nớc. NSNN phải có dự trữ, dự phòng, luôn có vốn gối đầu để từng bớc tạo thế chủ động cho NSNN trong việc thực hiện các nhiệm vụ đợc giao.

Thứ t, NSNN phải từng bớc xoá bỏ những bao cấp còn lại, chuyển sang hình thức tài trợ cho một số lĩnh vực, khu vực cần thiết. Phải xử lý tốt mối quan hệ giữa ngân sách trung ơng và ngân sách địa phơng theo nguyên tắc tập trung dân chủ. NSTW mạnh để thực hiện các nhiệm vụ chiến lợc quan trọng của cả nớc, đồng thời khơi dậy tính năng động, sáng tạo của ngân sách địa phơng trong một thể chế thống nhất.

Để đảm bảo các phơng hớng trên phải đổi mới NSNN theo các nội dung chủ yếu sau:

-Về động viên của NSNN: Mục tiêu động viên NSNN hàng năm phải đạt mức 22 -> 23% GDP trong đó động viên từ thuế và phí là 20-> 22% GDP. Do đó việc đổi mới hệ thống các chính sách, chế độ về động viên

NSNN là đòi hỏi bức bách của nền kinh tế. Chính sách động viên vốn phải bao gồm các nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và các nguồn thu ngoài thuế. Đồng thời phải quản lý chặt chẽ, tập trung các nguồn thu của nhà nớc từ tài sản, đất đai, nhà ở, thu qua chính sách giá, thu hồi vốn vào NSNN.

Tranh thủ tối đa nguồn vốn ngoài nớc: Đầu t nớc ngoài đem đến nguồn vốn quý giá để tăng trởng, giúp nhanh chóng đổi mới công nghệ sản xuất, tạo công ăn việc làm, tạo môi trờng cạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp trong nớc hoạt động có hiệu quả, tạo điều kiện nâng cao trình độ quản lý và tác phong công nghiệp cho ngời lao động nớc ta.

Ngoài ra cần tăng cờng huy động, quản lý chặt và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn khác nh huy động các khoản đóng góp của dân c, các tổ chức kinh tế-xã hội, khuyến khích tạo lập các quỹ xã hội.

Giải quyết mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng thông qua hoạt động của NSNN. Thực hiện phơng châm cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dồn vốn cho đầu t phát triển. NSNN thực hiện u tiên số một cho đầu t phát triển, đảm bảo tốc độ tăng chi hàng năm cho đầu t phát triển cao hơn tốc độ tăng chi thờng xuyên.

Cần thực hiện nguyên tắc thu từ thuế, phí trong nớc không chỉ đảm bảo chi thờng xuyên và trả nợ mà còn phải dành cho đầu t phát triển ngày càng lớn.

Thực hiện một số nguyên tắc chi theo đúng mục đích huy động vốn: +Thu từ đất đai, công sản dùng để phát triển cơ sở hạ tầng.

+Thu từ sử dụng hạ tầng (phí giao thông, phí cảng, phí sân bay...) dùng duy trì bảo dỡng và phát triển hạ tầng cơ sở.

+Thu từ tài nguyên cơ bản dùng cho đầu t phát triển. -Về chính sách đầu t phát triển của NSNN:

Để đảm bảo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và vững chắc, hàng năm NSNN phải chi đầu t phát triển đạt mức bình quân khoảng 8% GDP; Trớc hết ngân sách cần tập trung đầu t cho xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội. Các khoản thu từ cơ sở hạ tầng đợc đầu t trở lại duy tu bảo dỡng và phát triển cơ sở hạ tầng.

Nguồn vốn đầu t tập trung của nhà nớc qua ngân sách phải đợc bố trí có trọng tâm, trọng điểm, quản lý chặt chẽ, phù hợp với khả năng về nguồn vốn, đảm bảo sử dụng có hiệu quả. Nhất thiết phải xây dựng các chơng trình, dự án thực hiện nghiêm túc các thủ tục đã quy định.

Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế nhà nớc trong những ngành, những lĩnh vực trọng yếu nh kết cấu hạ tầng kỹ thuật-xã hội, hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...

Để đảm bảo ổn định kinh tế-xã hội, cần phải chú trọng bổ sung quỹ dự trữ quốc gia hàng năm, một số mặt hàng chiến lợc nh gạo, xăng dầu, thép và vật t chiến lợc cho quốc phòng. Đồng thời tăng dần quỹ dự trữ ngoại tệ, vàng quốc gia.

-Chính sách chi thờng xuyên của NSNN

Chi NSNN trớc hết phải u tiên đầu t thực hiện chiến lợc phát triển con ngời (giáo dục, y tế, xã hội,...), thực hiện các chính sách xã hội. Đồng thời với đầu t từ NSNN, cần thực hiện chính sách huy động các nguồn lực từ dân, từ xã hội, các tổ chức kinh tế góp phần vào sự nghiệp chung của đất n- ớc, thực hiện tốt chủ trơng nhà nớc và nhân dân cùng làm.

Thực hiện nguyên tắc thắt chặt trong chi tiêu thờng xuyên, giành tiền cho đầu t phát triển, NSNN tập trung chi cho các chơng trình quốc gia về y tế, giáo dục, xã hội và phải quản lý chặt chẽ, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các khoản chi này, cắt giảm các khoản chi cha thật cấp bách, kém hiệu quả. Thực hiện cải cách hành chính gắn liền với giảm biên chế và giảm đầu mối cơ quan quản lý để giảm chi ngân sách cho lĩnh vực này. Thực hiện xã hội hoá một số khoản chi thờng xuyên, nh chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo, phát triển khoa học công nghệ, bảo vệ môi trờng, củng cố phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, để tách dần khỏi NSNN.

-Về cân đối NSNN

Cân đối NSNN là một trong những cân đối quan trọng của nền kinh tế, là điều kiện cơ bản để ổn định và phát triển kinh tế-xã hội. Do vậy, cân đối NSNN phải đảm bảo tính vững chắc tích cực, hiện thực, trở thành điểm tựa cho các cân đối khác trong nền kinh tế. Dự toán NSNN phải cân đối có dự phòng và dự trữ đủ mức, để chủ động trong điều hành, giảm tỷ lệ bội chi

ngân sách. Không phát hành bù đắp bội chi, giảm dần và hạn chế việc vay tạm thời ngân hàng nhà nớc để chi tiêu ngân sách, khi tiến độ thu chi ngân sách không ăn khớp và phải hoàn trả trong năm. Bội chi NSNN phải tơng ứng với khả năng vay trung và dài hạn trong nớc và vay u đãi nớc ngoài có tính khả thi.

-Quản lý thống nhất NSNN và phân cấp ngân sách

+Thực hiện quản lý thống nhất NSNN theo nguyên tắc tập trung dân chủ có phân công trách nhiệm, phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp. Ngân sách trung ơng đủ mạnh để giải quyết có tính chất chiến lợc quốc gia, có đủ nguồn lực để thực hiện điều hoà, đảm bảo sự phát triển cân đối, phải đợc chủ động sáng tạo, kịp thời, đáp ứng các nhiệm vụ của từng địa phơng.

+Giải quyết mối quan hệ giữa ngân sách trung ơng và ngân sách địa phơng theo hớng tập trung cần thiết cho ngân sách trung ơng để giữ vai trò chủ đạo, chi phối trong toàn bộ hệ thống NSNN. Đồng thời mở rộng hơn quyền chủ động của ngân sách địa phơng, đảm nhận nhiệm vụ chi nhiều hơn, mở rộng hơn nữa các khoản thu điều tiết và các khoản thu khác trên địa bàn. Đổi mới mối quan hệ giữa ngân sách trung ơng và ngân sách địa phơng theo nguyên tắc công bằng hợp lý, rõ ràng và ổn định.

+Thực hiện đổi mới cơ chế phân cấp quản lý ngân sách trên cơ sở phân cấp thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội, phân giao rành mạch nhiệm vụ thu chi theo hớng ổn định tỷ lệ điều tiết nguồn thu, nhiệm vụ chi cho địa phơng từ 3-5 năm. Tạo điều kiện cho địa phơng chủ động bố trí dự toán và quyết định ngân sách của địa phơng mình, khuyến khích địa phơng khai thác tiềm năng sẵn có, để bồi dỡng nguồn thu, tăng thu ngân sách và bảo đảm cân đối ngân sách tích cực đồng thời đóng góp ngày càng nhiều cho trung ơng.

Vĩnh Phúc là một tỉnh mới tái lập, nguồn thu nhỏ bé trong khi nhu cầu chi rất lớn, nhất là chi cho đầu t phát triển, đòi hỏi công tác đổi mới quản lý NSNN ở Vĩnh Phúc một mặt phải đảm bảo các mục tiêu yêu cầu của đổi mới quản lý ngân sách cả nớc nói chung, mặt khác phải đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phơng. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XII đề ra phơng hớng phát

triển kinh tế xã hội của tỉnh là: "Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, nhất là đối với công nghiệp, sớm thoát khỏi tình trạng kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, tạo tiền đề cho sự phát triển ổn định, vững chắc sau năm 2000, thu hẹp khoảng cách so với bình quân chung cả nớc. Chuyển nền kinh tế theo hớng cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp và dịch vụ. Phát triển kinh tế đi liền với bảo vệ môi trờng sinh thái.Phát huy tiềm lực của các thành phần kinh tế để khai thác đợc mọi tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Kết hợp tăng trởng kinh tế với phát triển kinh tế xã hội, giải quyết tốt hơn về việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, xoá hộ đói, giảm hộ nghèo. Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tăng cờng an ninh quốc phòng, chống tham nhũng, lãng phí, buôn lậu đạt hiệu quả, ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội" {1,12}.

Do đó đổi mới quản lý ngân sách nhà nớc ở tỉnh Vĩnh Phúc cần phải theo những phơng hớng sau:

-Bảo đảm cân đối ngân sách, về cơ bản tổng thu NSNN trên địa bàn cân đối với tổng chi NSĐP theo dự toán trên cơ sở động viên, huy động các nguồn vốn, nhất là nguồn vốn từ trong nớc, đặc biệt là huy động các nguồn vốn theo kênh trực tiếp trong khu vực dân c để đầu t phát triển sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn.

-Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý NSNN, mạnh dạn phân cấp cho ngân sách cấp dới các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) nhằm tăng cờng quyền hạn và trách nhiệm cho ngân sách cấp dới. Tạo điều kiện cho chính quyền cấp dới chủ động điều hành ngân sách của cấp mình. Tăng cờng sự chỉ đạo của ngân sách cấp trên với ngân sách cấp dới.

-Điều chỉnh cơ cấu đầu t theo hớng u tiên bố trí vốn cho các công trình cấp bách, công trình thực sự có hiệu quả thuộc những ngành, những sản phẩm then chốt có đóng góp lớn cho NSNN, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hớng tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp. Phấn đấu năm 2000 Vĩnh Phúc đạt các mục tiêu cụ thể: Nông lâm nghiệp chiếm trong GDP từ 48,27% (1996) xuống 25% (2000),

công nghiệp và xây dựng từ 13,98% (1996) lên 44% (2000), dịch vụ từ 37,75% xuống 31%.

-Thực hiện chính sách triệt để tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách, sử dụng tài sản công quỹ gắn với việc thực hiện công khai ngân sách, công khai các khoản đóng góp của nhân dân.

-Kiện toàn bộ máy quản lý NSNN, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ chuyên môn trong công tác quản lý NSNN.

3.2-Những giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc

Thực trạng hoạt động của NSNN là kết quả của chính sách và cơ chế quản lý, nói cách khác quản lý NSNN đóng vai trò quyết định đến kết quả hoạt động của NSNN. Do đó phải có chính sách và cơ chế quản lý NSNN đúng đắn mới phát huy đợc hiệu quả sử dụng vốn NSNN nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

Để tiếp tục đổi mới quản lý NSNN ở tỉnh Vĩnh Phúc, cần phải thực hiện các giải pháp sau:

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lí ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w