Động thái quá trình sinh amylase trong điều kiện tối ưu.

Một phần của tài liệu TUYỂN CHỌN VÀ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH AMYLASE CỦA MỘT SỐ CHỦNG NẤM SỢI TỪ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 72 - 75)

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

3.4. Động thái quá trình sinh amylase trong điều kiện tối ưu.

Tiến hành nuôi cấy hai chủng NS ở những điều kiện tối ưu đã khảo sát cho từng chủng. Thu dịch enzym và đo OD xác định hoạt độ từng enzym cùng sự thay

đổi pH và nhiệt độ tại các thời điểm 12 đến 96 giờ (bước nhảy 12). Kết quả được trình bày ở bảng 3.22 và minh họa bằng đồ thị 3.15 và 3.16.

Bảng 3.22. Động thái quá trình sinh amylase trong điều kiện tối ưu

Các giá trị

Aspergillus oryzae Aspergillus protuberus

Thời gian

(giờ) α-amylase glucoamylase pH α-amylase glucoamylase pH

12 14,35 896,00 5,78 7,35 236,79 5,19 24 37,35 2437,04 6,01 16,77 331,80 5,23 36 47,75 3755,12 6,95 23,04 675,07 5,41 48 44,66 3443,23 6,97 32,16 1784,00 5,68 60 37,81 3142,63 7,02 38,72 2615,67 6,37 72 30,55 2426,33 7,04 44,37 2552,65 6,89 84 25,00 1939,65 7,05 40,57 2136,97 7,01 96 18,10 1425,17 7,02 33,82 1661,26 7,05 108 12,79 767,41 7,02 30,01 922,99 7,07 120 9,01 292,00 7,01 22,62 710,23 7,08 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 0 12 24 36 48 60 72 84 96 108 120 132 Thời gian (giờ) Ho t độ gluc o am y las e 0 10 20 30 40 50 60 Ho t độ al ph a a m yl ase

glucoamylase pH alpha amylase

Đồ thị 3.15. Động thái của quá trình sinh tổng hợp hai loại amylase của chủng Asp.oryzae

Đồ thị 3.16. Động thái của quá trình sinh tổng hợp hai loại amylase của chủng Asp.protuberus

Kết quả bảng 3.22 cho thấy tại thời điểm 36 đến 48 giờ, chủng Asp.oryae cho hoạt độ hai loại amylase có giá trị cao hẳn so với các thời điểm khác. Còn chủng

Asp.protuberus thì cho hoạt độ hai loại amylase cao ở thời điểm 60 đến 72 giờ. Đây chính là thời điểm thích hợp để thu enzym.

Sau các thời điểm này thì hoạt độ enzym giảm rõ rệt. Tương ứng với sự tăng hoạt độ enzym, pH của MT cũng tăng theo. Tuy nhiên,theo thời gian pH ngày càng tăng. Điều này có thể giải thích do MT nuôi cấy sử dụng nguồn bột đậu nành bổ

sung đã làm MT ngày càng chuyển sang trung tính, hơi ngã sang kiềm. Sự kiềm hóa tự nhiên của MT tạo ảnh hưởng tốt cho tổng hợp amylase vì giá trị pH MT tối thích cho tổng hợp amylase là 7-8. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Fenikxova, Silova, 1960 [25].

Kết luận.

Sau khi khảo sát các điều kiện ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và khả năng sinh α – amylase, glucoamylase của hai chủng NS, chúng tôi rút ra được các đặc

điểm đặc trưng của hai chủng NS sống ở RNM Cần Giờ:  Sinh trưởng, phát triển

- Sinh trưởng chậm, KL nhỏ.

- Có khả năng đồng hóa nhiều nguồn C, trong đó khả năng đồng hóa tinh bột cao.

- Sử dụng nguồn N tốt nhất là bột đậu nành (đối với chủng Asp.oryzae) và pepton (đối với Asp.protuberus).

- Độ mặn thích hợp nhất cho sinh trưởng là 3%, riêng chủng Asp.protuberus

còn sinh trưởng tốt ở 5%.

- pH thích hợp nhất là 6 – 7.

-Nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng là 30oC.  Sinh tổng hợp α – amylase và glucoamylase.

+ Asp.oryzae: 70% cám gạo; 25% trấu; 5% bã khoai mì, bổ sung thêm 2% bột đậu nành (đối với α – amylase) hay 3% bột đậu nành (đối với glucoamylase).

+ Asp.protuberus: 50% cám gạo; 17% trấu; 16,5% bắp mảnh; 16,5% bã khoai mì, bổ sung thêm 1% bột đậu nành (đối với α – amylase) hay 2% bột đậu nành (đối với glucoamylase).

- Nhiệt độ tối ưu: 30oC - Độ mặn tối ưu: 3%

- Độẩm tối ưu: 60% (với Asp.oryzae) và 55% (với Asp.protuberus) - pH thích hợp nhất:

+ Asp.oryzae: 5,5 (đối với α – amylase) hay 4,5 (đối với glucoamylase) + Asp.protuberus: 5 (đối với α – amylase) hay 4,5 (đối với glucoamylase) - Thời gian thích hợp để thu enzym:

+ 36 giờ đối với Asp.oryzae

+ 72 giờ (α – amylase), 60 giờ (glucoamylase) đối với Asp.protuberus.

Một phần của tài liệu TUYỂN CHỌN VÀ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH AMYLASE CỦA MỘT SỐ CHỦNG NẤM SỢI TỪ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)