MT14 - MT MPA (Meat peptone agar): 5g pepton; 5g NaCl; 5g cao thịt; 20g agar; 1000ml nước biển; pH = 7,5; khử trùng 1atm/ 30 phút.
2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp vi sinh. 2.2.1. Phương pháp vi sinh.
2.2.1.1. Phương pháp phân lập mẫu trực tiếp và pha loãng mẫu a. Phương pháp phân lập mẫu truyền thống (F.Uyenco, 1988) a. Phương pháp phân lập mẫu truyền thống (F.Uyenco, 1988)
- Lấy mẫu và pha loãng mẫu: lấy 10g mẫu lá, đất, thân cho vào túi lọc mẫu, thêm 90ml nước biển vô trùng, dập mẫu bằng máy nghiền mẫu trong 2 phút, tốc độ
230 vòng/phút. Túi lọc mẫu giữ lại chất hữu cơ, phần dịch hơi đục chảy ra bên ngoài. Lấy dịch lọc ta được dung dịch pha loãng 10-1. Lắc đều rồi hút 1ml dung dịch 10-1 cho vào ống nghiệm chứa 9ml nước biển vô trùng ta được dung dịch pha loãng nồng độ 10-2, tiếp tục pha loãng như thế ta được dung dịch nồng độ 10-3, 10-4, 10-5.
- Cấy mẫu: Nhỏ 2 giọt dung dịch ở mỗi nồng độ lên đĩa petri chứa MT1. Dùng que trang trải đều khắp mặt thạch. Sau đó sử dụng que trang đó gạt trên 2 đĩa tiếp theo.
- Ủ mẫu: Lật ngược đĩa petri, gói vào giấy báo cũ, ủ ở nhiệt độ phòng 3 – 7 ngày. Chọn KL riêng rẽ cấy truyền sang ống nghiệm thạch nghiêng
- Làm thuần: Lấy một KL riêng rẽ trong ống thạch nghiêng hòa vào nước biển vô trùng, trải lên đĩa lần 2. Nếu các dạng KL mọc lên đồng đều, màu sắc giống
nhau, soi dưới kính hiển vi đều có một dạng tế bào chứng tỏ giống phân lập thuần khiết.
Sau đó chọn KL riêng rẽ cấy truyền sang ống thạch nghiêng để bảo quản và nghiên cứu các đặc điểm hình thái sinh lý, sinh hóa.
- Quy ước chủng.
+ Chữ cái đầu tiên: cơ chất lấy mẫu (L: lá vàng; LM: lá mục; CM: cành mục; CK: cành khô; Đ: đất sâu; ĐM: đất mặt).
+ Chữ số kế tiếp: số thự tự mẫu thu được từ cơ chất nào đó
+ Chữ số cuối cùng: xã lấy mẫu (1: Long Hoà; 2: Lý Nhơn; 3: Anh Thới
Đông; 4: Tam Thôn Hiệp).