Nhận xét chung về hiệu quả của tiến trình dạy học đối với việc bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm vật lý cho học sinh (Trang 85 - 86)

III. Địa điểm – thời gian

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3.3. Nhận xét chung về hiệu quả của tiến trình dạy học đối với việc bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh.

phương pháp thực nghiệm cho học sinh.

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm trên đối tượng là học sinh vẫn quen với cách học cũ nên khi được làm việc theo phương pháp học này thì học sinh tỏ ra khá hứng thú.

Tuy nhiên, do đã quen với cách học cũ là chờ đợi thầy cô giáo, nghe và ghi chép nên lần đầu làm quen với phương pháp mới nhiều học sinh ban đầu còn nhiều bỡ ngỡ, rụt rè, chưa dám phát biểu ý kiến, trao đổi tranh luận với bạn bè.

Trong lần thực nghiệm thứ nhất (ở lớp 10 A9): chỉ một số học sinh khá là hoạt

động tích cực, còn các học sinh khác vẫn còn tỏ ra khá nhút nhát, thụ động và do

học sinh chưa quen với cách học mới nên diễn biến tiết học thứ nhất không diễn ra như đúng dự kiến của chúng tôi và do đó thời gian bị quá 5 phút. Còn tiết học thứ hai diễn ra đúng như dự kiến.

Trong lần thực nghiệm thứ hai (ở lớp 10A8): rút kinh nghiệm lần thức nghiệm thứ nhất chúng tôi đã tìm cách động viên, khuyến khích như: tạo không khí thoải mái cho lớp học, khen ngợi học sinh đúng lúc…đơn giản hóa các câu hỏi. Và kết quả là lớp học đã trở nên sôi nổi hơn. Và qua tiết học thứ hai, thì các em đã quen với cách học nên tiết học diễn ra khá nhẹ nhàng, đúng như kế hoạch dự kiến.

Sang tiết thứ ba là tiết bài tập, tuy đây là lần đầu tiên với bài tập thí nghiệm nhưng do được thường xuyên trao đổi thảo luận ở hai bài học trước nên đã hình thành thói quen dám nói ra và bảo vệ ý kiến của mình trước người khác, đồng thời cũng phát triển ở học sinh khả năng suy nghĩ, xử lý tình huống một cách nhanh nhạy hơn nên học sinh lại tranh luận rất sôi nổi, tạo cho tiết học một không khí thoải mái.

Đến tiết thứ tư thì các thao tác của các em đã khá thành thạo vì các em đã nắm được cách nhận biết và xây dựng phương án giải quyết vấn đề nên tiết học diễn ra đúng dự kiến.

Qua 4 tiết học, tuy không phải là nhiều với mục đích bồi dưỡng cho học sinh

nhưng phần nào học sinh cũng có những chuyển biến khá tích cực: biết cách hình thành một kiến thức vật lí theo con đường nhận thức khoa học, biết cách tự mình nhận biết và giải quyết những vấn đề đơn giản, mạnh dạn tranh luận, trình bày ý kiến của mình trước tập thể….

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm vật lý cho học sinh (Trang 85 - 86)