Mục đích thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm vật lý cho học sinh (Trang 73 - 74)

III. Địa điểm – thời gian

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài: Có thể dạy học theo định hướng tăng cường bồi dưỡng cho học sinh PPTN Vật lý thông qua một số bài học chương “Chất khí”, từđó góp phần nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức chương và bồi dưỡng phương pháp nhận thức cho học sinh.

Cụ thể là:

- Đánh giá tính khả thi của các tiến trình dạy học đã soạn thảo ở chương 2 tức là trả lời câu hỏi : Giáo viên có dạy được không và học sinh có học được không theo 4 tiến trình dạy học đã soạn thảo?

- Đánh giá tính hiệu quả của tiến trình dạy học đã đề xuất tức là trả lời câu hỏi : Dạy học theo 4 tiến trình dạy học đã soạn thảo ở chương 2 có làm tăng chất lượng dạy học không?

Xét về các mặt:

+ Học sinh có hứng thú học tập hơn?

+ Học sinh có tích cực tham gia vào các hoạt động học tập hơn?

+ Học sinh có thực hiện được các hành động của PPTN: có nêu được dựđoán khoa học, có suy ra hệ quả logic? Có đề xuất được phương án thí nghiệm kiểm ra hệ quả logic?...

+ Học sinh có biết phối hợp làm việc nhóm, có hoàn thành tốt phiếu học tập theo nhóm?

+ Học sinh có trình bày, tranh luận, bảo vệ kết quả học tập được trước lớp? + Kết quả học tập có được nâng lên so với dạy học thông thường (không theo 4 tiến trình này)?

Việc trả lời các câu hỏi trên sẽ giúp cho việc khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm vật lý cho học sinh (Trang 73 - 74)