Kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu “Tìm hiểu tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Ishigaki Rubber Việt Nam’ (Trang 73 - 79)

Trong kinh doanh nói chung và kinh doanh cao su nói riêng,việc tìm kiếm thị trường là vấn đề quan trọng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục và đạt hiệu quả cao. Từ khi thành lập công ty, sản phẩm cao su của công ty được tiêu thụ xuất khẩu là chủ yếu, thị trường nội địa chiếm tỷ trọng không đáng kể. Lượng cao su tự nhiên tiêu thụ nội địa chỉ chiếm 5-7% với sản lượng tiêu thụ( từ 50 đến 60 tấn/ năm). Sản lượng cao su tiêu thụ nội địa chủ yếu cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến săm, lốp cho các xe hạng nặng, xe mô tô và xe đạp và các sản phẩm dùng mủ cao su( găng tay, nệm).

Bảng 3.7: Khồi lượng, kim ngạch xuất khẩu cao su giai đoạn 2009-2011

Thị Trường Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Lượng (tấn) Giá trị (USD) Lượng (tấn) Giá trị (USD) Lượng (tấn) Giá trị (USD) Trung Quốc 825.28 2.393.31 908.18 3.042.403 1373.27 5.925.660 Singapore 179.80 512.430 194.52 593.286 246.30 991.357 Châu Âu 156.25 460.937 175.75 517.188 218.75 878.281 Nhật Bản 194.70 558.789 212.56 712.076 242.45 975.861

Khác 107.68 301.504 128.94 406.161 153.03 617.475 Tổng cộng 1.463.71 4.781.97 0 1.619.95 5.271.11 4 2.233.80 9.399.61 6

Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính

Qua bảng này ta thấy xuất khẩu cao su của Công ty tăng ổn định cả về số lượng xuất khẩu và cả giá trị xuất khẩu. Có những mùa vụ, việc xuất khẩu cao su của Công ty gặp nhiều khó khăn do một số yếu tố chủ quan và khách quan tác động nhưng Công ty cũng đã nỗ lực hết sức trong việc tạo lập thị trường cũng như xây dựng những mối quan hệ tốt với nhà cung cấp và khách hàng để bảo đảm những chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Giá trị kim ngạch xuất khẩu cao su của công ty không ngừng tăng lên hàng năm. Nếu như năm 2009 là lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu của công ty đạt 1463.71tấn, trị giá 4.781,980USD, thì tới năm 2011 doanh thu đã tăng gấp gần 2 lần so với 2010, đó là 9.399.616 USD, tăng hơn 50% giá trị xuất khẩu.Và có thể nói trong năm 2011 là năm mà xuất khẩu cao su của công ty gặt hái được nhiều thành công hơn cả so với những năm trước. Ban đầu, chỉ tiêu đặt ra cũng không cao, nhưng thực tiễn cho thấy nhu cầu của thị trường thế giới cao, cộng với công tác tạo lập thị trường tốt đã giúp công ty đạt giá trị xuất khẩu lên tới hơn 9 triệu USD.

Hiện tại, thị trường của Công ty vẫn chủ yếu tập trung tại Trung Quốc, nơi có nhu cầu về cao su nguyên liệu là rất lớn, các thị trường Singapore, Châu Âu, đặc biệt là thị trường Nhật Bản gần như là có sản lượng tương đương nhau, đây là những thị trường khá khó tính đòi hỏi chất lượng sản phẩm mủ cao, giá trị xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản mang lại lớn hơn so với các thị trường khác. Riêng Trung Quốc là nước nhập khẩu cao su lớn nhất của công ty. Năm 2009, nhập khẩu chiếm( 56%) và năm 2011 chiếm 61% tổng lượng xuất khẩu công ty,

trị giá khoảng 5.9 triệu USD với chủng loại xuất khẩu nhiều nhất là SVR 3L, SVR 10 và cao su hỗn hợp. Đứng thứ hai là Singapore, đạt khoảng 246,30 tấn,

chiếm 10.85% thị phần, trong đó chủng loại xuất khẩu nhiều nhất là SVR 10, SVR 3L và cao su tổng hợp. ,

* Thị trường Trung Quốc:

Với dân số khoảng 1,3 tỷ người, Trung Quốc là quốc gia sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản lớn nhất thế giới. Nhờ điều kiện kinh tế đang phục hồi và phát triển nhanh, cùng với việc là thành viên WTO nên việc miễn hệ thống hạn ngạch nhập khẩu đã mở đường cho cao su giá rẻ vào nước này. Do vậy, Trung Quốc hiện là một trong những quốc gia nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới. Những năm gần đây, hoạt động sản xuất săm lốp xe ô tô bùng nổ tại Trung Quốc đã làm tăng nhu cầu dự trữ cao su của nước này. Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu cao su lớn nhất của hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu cao su Việt Nam, và không thể không có công ty TNHH Ishigaki Rubber Việt Nam. Trung Quốc nhập khẩu một lượng lớn cao su đó là do gần 90% sản lượng mủ cao su SVR3L, SVR5L của công ty cung cấp phù hợp với việc sản xuất săm lốp cao su của các nhà máy Trung Quốc.

Tuy nhiên, sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào thị trường này khiến cho công ty dễ bị ép giá hoặc gặp một số vấn đề về thanh toán nếu như bạn hàng cố ý gây cản trở cho công ty. Cao su của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung xuất khẩu vào Trung Quốc được hưởng quy chế ưu đãi, mức thuế chỉ còn 10% từ tháng 2/2002.

*Thị trường Singapore:

Singapore là bạn hàng nhập khẩu cao su lớn thứ hai của công ty. Năm 2008, công ty thâm nhập thị trường Singapore với mục đích thăm dò thị trường và xuất khẩu cao su sang đó với khối lượng hạn chế. Các năm gần đây, tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này tăng trung bình 20%. Trong năm 2010 công ty đã ký hợp đồng bán trước cho khách hàng tại thị trường này để họ đưa cao su sang Mỹ và một số nước khác. Và điều này cho thấy vai trò của thị trường Singapore và các thị trường trung gian khác trong việc xúc tiến xuất khẩu cao su của công

ty sang các thị trường khác là rất đáng kể, tạo mối quan hệ và điều kiện thuận lợi đế thâm nhập vào những thị trường tiềm năng khác.

*Thị trường Châu Âu:

Châu Âu là thị trường tiêu thụ cao su chiếm một tỷ lệ không nhiều của công ty. Các nước nhập khẩu chủ yếu là Đức, Nga, và một số thị trường của các nước Liên bang Xô Viết cũ. Đối với các thị trường Nga và Đông Âu thị thông lệ mua bán lẻ là rất phổ biến. Tuy vậy trong hai năm gần đây thì công ty cũng đã kí được một số hợp đồng để xuất khẩu vào thị trường này, nhờ đó đến nay thị phần hàng cao su của công ty ngày càng cao trên thị trường các nước SNG.

*Thị trường Nhật Bản:

Đây thực sự là bạn hàng rất tiềm năng nhưng cũng rất khó tính. Yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng của họ luôn đòi hỏi khắt khe. Tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này cũng không cao, bởi để đáp ứng được đòi hỏi của họ thì công tác chuẩn bị hàng xuất khẩu cần được kiểm tra rất kĩ lưỡng và mất nhiều chi phí hơn so với các thị trường khác.

Tóm lại, với thị trường tiêu thụ chủ yếu là tại Châu á và một phần chiếm tỷ trọng nhỏ tại các nước khác, xuất khẩu cao su ở công ty sẽ mang lại hiệu quả rất cao nếu như biết cách khai thác tốt. Song cần phải lựa chọn quy mô phát triển phù hợp với dung lượng thị trường. Cần có các kế hoạch thị trường hợp lý để giữ được bạn hàng cũ đồng thời không ngừng mở rộng và tìm kiếm bạn hàng mới đảm bảo kế hoạch của công ty đề ra.

3.2.2.2. Giá cả xuất khẩu

Việc định giá là do Công ty quyết định. Công ty thực hiện phương pháp tính giá sản phẩm xuất phát từ chi phí và đảm bảo lợi nhuận cao dựa trên cơ sở tính tổng chi phí giá thành sản phẩm cộng thuế VAT.

Ngoài ra, Công ty xác định giá dựa trên nhu cầu thị trường, giá cả biến đổi linh hoạt tuỳ thuộc vào nhu cầu và sức cạnh tranh nhưng vẫn cần đảm bảo bù đắp được mức chi phí sản xuất. Công ty căn cứ vào mức giá của các doanh

nghiệp khác trong cùng ngành làm cơ sở cho việc định giá sản phẩm của Công ty, tạo cho Công ty có một mức giá linh hoạt, phân biệt cho mỗi loại hàng hoá, tuỳ thuộc chất lượng, phương thức thanh toán, phục vụ,...

Với mỗi loại sản phẩm Công ty lại sử dụng một chính sách định giá khác nhau. Công ty có thể sử dụng chính sách định giá thấp hơn giá thống trị trên thị trường, nhưng đảm bảo bù đắp chi phí, để cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh hay công ty thực hiện chính sách định giá theo thị trường, giá trên thị trường tăng, giá công ty cũng tăng theo và ngược lại.

Cụ thể, chúng ta cùng xem xét mức giá một số sản phẩm chủ yếu của Công ty qua biểu dưới đây :

Bảng 3.8: Bảng giá bán 1 số sản phẩm qua các năm 2009-2011

Loại cao su Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh

USD/Tấn USD/Tấn USD/Tấn 2010/200

9 2011/2010 BQ

SVR CV 50, 60 3.095 3.350 4.325 108.23 129.10 118.67

SVR 3L, L, 5 2. 900 3.163 4.106 109.07 129.81 119.44

SVR 10, 20 2.850 3.094 4.075 108.56 131.71 120.14

Mủ ly tâm 2.032 2.532 3.045 124.60 120.26 122.43

Nguồn: Phòng kinh doanh

Qua bảng trên ta thấy: trong 3 năm (2009-2011), việc sản xuất và xuất khẩu cao su của công ty cao su Ishigaki Rubber Việt Nam khá thuận lợi. Giá cao su trên thị trường thế giới đạt mức cao và giá xuất khẩu cao su của công ty trong giai đoạn này đạt trung bình 3.480 USD/tấn. Xuất khẩu cao su vào thị trường Mỹ, Trung Đông phải qua Singapore theo phương thức xuất khẩu thông qua trung gian, nên giá cao su phụ thuộc rất nhiều vào các quyết định về giá của họ. Trên thực tế giá thường bị giảm rất nhiều so với giá nếu xuất khẩu trực tiếp. Hơn nữa, phẩm chất cao su của chúng ta kém, nên bị đánh phẩm cấp thấp hơn một bậc so với cao su cùng loại tương đương của các nước khác. Do vậy, giá cao su

xuất khẩu của công ty cũng phải chịu giá thấp hơn giá của thị trường thế giới từ 10 - 20%. Gần đây, do các nhà cung cấp cao su nguyên liệu không ngừng thay đổi, cải tiến kỹ thuật đổi mới công nghệ chế biến, nên chất lượng cao su không ngừng được tăng lên giúp cho giá cao su xuất khẩu cũng tăng đáng kể.

Biểu đồ 3.9 Diễn biến giá cao su năm 2011

Nguồn: Phòng kinh doanh

Năm 2010 là một năm thành công lớn của ngành cao su Việt Nam nói chung và công ty nói riêng. Nhờ tăng sản lượng và nhờ giá cao, công ty đã có mức kim ngạch và khối lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất so với trước đây, đạt 5.271.114 đô-la với lượng xuất khẩu là 1.619.95 tấn, giá bình quân là 3.053 USD/tấn, tăng 94,7% về trị giá và tăng 6,9% về lượng, còn về giá tăng 82% so với cùng kỳ năm trước.

Có thể nói năm 2011 là năm đầy biến động giá cao su của công ty, Sang đầu tháng 1/2011, giá cao su tiếp tục tăng hơn do nhu cầu vẫn tăng liên tục trong khi nguồn cung vào thời vụ thấp điểm, đạt 332,95 đô-la, với giá bình quân là 4.403 USD/tấn, tăng 46% về lượng và tăng đến 145% về trị giá so với cùng kỳ

năm trước. Riêng chủng loại SVR 3L vượt ngưỡng dự đoán 5000 USD/tấn, đạt bình quân 5.147 USD/tấn.

Sang tháng 2, giá cao su xuất khẩu tiếp tục tăng, giá đạt mức cao kỷ lục 4.567 USD/tấn đối với mủ cao su SCV CV50, 60và SVR 3L đạt 5.704 USD/tấn, Mức bình quân 4.590 USD/tấn.Tuy nhiên, lượng và kim ngạch xuất khẩu giảm do thời gian nghỉ Tết dài.

Đến tháng 3 do ảnh hưởng của thiên tai động đất tại Nhật Bản làm ngưng trệ việc sản xuất ô tô và lốp xe làm cho giá cao su giảm xuống rõ rệt. Giá phục hồi nhẹ từ tháng 4 đến tháng 6 nhưng sau đó giảm dần cho đến tháng 11 chỉ còn 2.895 USD/tấn do thị trường tiêu thụ bị thu hẹp khi nền kinh tế suy yếu tại Châu Âu vì khủng hoảng nợ công và lũ lụt tại Thái Lan làm một số nhà máy tạm ngưng sản xuất. Trung Quốc là nước tiêu thụ cao su hàng đầu để sản xuất lốp xe cũng chịu ảnh hưởng của nền kinh tế suy yếu tại Châu Âu và thế giới đã giảm nhập khẩu cao su trong quý 3 làm giá cao su giảm. Nhưng sang quý 4 giá cao xu bắt đầu khởi sắc trở lại tăng dần chạm ngưỡng kỷ lục trong vòng nhiều năm qua. Cao su SVR 20 đã lên tới mức 4.750USD/tấn tháng 12 so với 4.345 tấn/USD tháng 8/2011.

Một phần của tài liệu “Tìm hiểu tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Ishigaki Rubber Việt Nam’ (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w