Thực trạng về tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHHIshigaki Rubber Việt

Một phần của tài liệu “Tìm hiểu tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Ishigaki Rubber Việt Nam’ (Trang 65 - 73)

3.2.1.1 Nội dung tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty.

*Công tác nghiên cứu thị trường.

Việc nghiên cứu thị trường là điều rất quan trong trong công tác tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Có thế nói để tiến hành tiêu thụ sản phẩm, đầu tiên phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ, việc nghiên cứu thị trường trong nước Công ty giao cho phòng kinh doanh còn việc nghiên cứu thị trường xuất thì do phòng xuất nhập khẩu đảm nhận. Hai phòng này sẽ tiến hành nghiên cứu xem nhu cầu của thị trường nào cần loại sản phẩm nào, đặc điểm ra sao từ đó tiến hành tổ chức sản xuất đáp ứng theo yêu cầu đó.

* Lên kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.

Sau khi đã có nhu cầu của thị trường về loại sản phẩm nào đó thì tiếp đó là việc lên kế hoạch tổ chức tiêu thụ sản phẩm đó. Hàng tháng phòng kinh doanh hay phòng xuất nhập khẩu đều lập báo cáo tiêu thụ sản phẩm của tháng trước đồng thời lập dự kiến tiêu thụ sản phẩm của tháng tiếp theo hình thức tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường tiêu thụ… Đây chính là căn cứ giúp việc sản xuất được diễn ra đúng kế hoạch, tránh tình trạng thiếu hàng để tiêu thụ.

*Chuẩn bị hàng hóa.

Là công việc hàng ngày của bộ phận quản lý kho tiến hành nhập kho thành phẩm: tiếp nhận, phân loại, kiểm tra chất lượng, đính nhãn hiệu, bao gói, nhãn mác, sắp xếp hàng hóa ở kho; đảm bảo không bị giảm chất lượng và khi có lệnh thì chuẩn bị xuất kho cho khách hàng sao cho đúng thời gian và tiến độ. Đồng thời khi xuất kho chịu trách nhiệm bốc xếp dỡ và vận chuyển cho khách hàng như đã ký kết thoả thuận.

*Đưa ra các lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm.

Về phương thức tiêu thụ sản phẩm trong nước Công ty tiêu thụ theo các phương thức bán buôn, bán lẻ, đại lý. Còn với hình thức tiêu thụ sản phẩm ra

nước ngoài thì Công ty có hai hình thức tiêu thụ là xuất khẩu trực tiếp và gia công xuất khẩu.

*Tổ chức các hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng.

Hiện tại Công ty đang có chính sách quảng cáo, khuếch trương sản phẩm qua các trung tâm giới thiệu sản phẩm và tham gia các hội chợ triển lãm; quảng cáo sản phẩm qua báo chí, tờ rơi, tài liệu… Gần đây chính sách tiêu thụ sản phẩm của Công ty mở rộng qua mạng nên Công ty đang có những chính sách quảng cáo sản phẩm qua mạng.

* Tổ chức hoạt động bán hàng. Phương thức vận chuyển.

Công ty hiện có các đội xe chuyên trở, vận chuyển hàng hoá. Các hoạt động vận chuyển này đều được do phòng quản trị hành chính quản lý.

+ Đối với khách hàng tiêu thụ trong nước: Khi mua sản phẩm của Công ty, thì Công ty tiến hành giao hàng tại kho thành phẩm hoặc tại các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm. Tại đó Công ty tiến hành bốc xếp hàng lên xe cho khách hàng, nếu phương tiện vận chuyển là của khách hàng thì sau khi bốc xếp lên xe thì các phạm vi và trách nhiệm của Công ty đã hết.

+ Đối với khách hàng tiêu thụ nước ngoài: Công ty căn cứ theo tiến độ giao hàng, nếu bảo đảm đúng thời gian thì đội xe của Công ty sẽ vận chuyển ra cảng biển và đường hàng không theo các hợp đồng đã ký kết. Trường hợp hàng cần đi gấp với số lượng lớn thì Công ty sẽ áp dụng phương thức vận chuyển và ký kết với bạn hàng và đề ra các thoả thuận mới.

Phương thức thanh toán

+ Đối với sản phẩm tiêu thụ trong nước.

Công ty áp dụng hai hình thức thanh toán trong tiêu thụ sản phẩm. Đó là thanh toán ngay và thanh toán trả chậm. Khách mua sản phẩm có thể dùng tiền hoặc séc, ngân phiếu hay ngoại tệ… để thanh toán với Công ty.

Công ty thường áp dụng hình thức thanh toán bằng ngoại tệ hoặc thông qua ngân hàng. Về phía Công ty thường thanh toán chủ yếu theo tín dụng, hoặc qua ngân hàng.

* Phân tích, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

Khi phân tích đánh giá hoạt động tiêu thụ có sự tham gia của phòng kinh doanh cho hoạt động tiêu thụ trong nước và phòng xuất nhập khẩu cho hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó những thông tin của kế toán đặc biệt là kế toán tiêu thụ sản phẩm rất cần thiết để việc đánh giá đem lại kết quả chính xác.

3.2.1.2. Các mặt hàng tiêu thụ chủ yếu của Công ty.

Sản phẩm và chất lượng mủ cao su có nhiều loại khác nhau phụ thuộc vào kỹ thuật khai thác và công nghệ chế biến được phân biệt bởi màu sắc, độ nhiểm bẩn, độ nhớt và một số chỉ tiêu khác như PO, PRI, MV, …mỗi loại cao su được sản xuất có tính năng sử dụng riêng biệt. Hiện nay, công ty công ty đang tiến hành sản xuất và cung ứng ra thị trường các loại sản phẩm chính là cụ thể như:

- Các loại cao su ký hiệu CV, L, 3L, 5 có màu sáng, tỷ lệ nhiểm bẩn hầu như không có, được coi là loại cao su “siêu sạch” dùng trong công nghệ sản xuất ruột xe và các loại cao su kỹ thuật cao cấp.

- Các loại cao su ký hiệu RSS, SVR 10, SVR 20 là loại cao su có các yêu cầu chất lượng trung bình dùng nhiều trong công nghệ sản xuất vỏ xe và các loại cao su kỹ thuật như Jooj phốt, băng tải, băng chuyền, gối đỡ,…

- Các loại mủ kem (latex) có hàm lượng cao su khoảng 60% dùng trong công nghệ sản xuất đồ nhúng như canđom, bóng bay, găng tay,…

Tùy theo nhu cầu của thị trường và đặc điểm riêng mỗi nước, sản xuất cao su tự nhiên có tỷ lệ khác nhau. Ở Việt Nam do bị ảnh hưởng của chế độ bao cấp và thói quen cũ, chưa nghiên cứu kỹ thị trường, từ trước đến nay chúng ta chủ yếu sản xuất các loại mủ siêu sạch (CV, L, 3L, 5) với số lượng lớn, các loại mủ cao su khác tỷ lệ nhỏ. Các sản phẩm của công ty được sản xuất theo quy trình

hết sức chặt chẽ. Từ khâu nhập nguyên liệu tới khâu chế biến, kiểm tra chất lượng, bao gói, vận chuyển…Quy trình sản xuất áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000.

.

Cơ cấu sản phẩm

Cơ cấu mặt hàng cao su xuất khẩu của công ty TNHH Ishigaki Rubber Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng được yêu cầu phức tạp của thị trường . Tuy nhiên tỷ lệ của từng loại sản phẩm được tiêu thụ rất khác nhau bộc lộ nhược điểm chính của quá trình sản xuất và xuất khẩu cao su của công ty TNHH Ishigaki Rubber Việt Nam , tỷ lệ cao su SVR3L, SVR5L trong cơ cấu mặt hàng vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, mặt hàng SVR10, SVR 20 còn chưa nhiều.

Bảng 3.6: Cơ cấu chủng loại mủ cao su

Loại cao su Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh

Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % 2010/2009 2011/201 0 BQ SVRCV 50, 60 228.00 15.20 270.55 16.70 572.08 17.03 118.65 174.50 111.19 SVR 3L, L, 5 876.88 61.00 916.50 56.58 1487.15 53.65 104.52 162.25 133.39 SVR 10, 20 169.63 12.80 210.75 13.01 364.75 13.16 124.06 173.08 148.57 Mủ ly tâm 54.05 9.01 178.60 11.02 286.30 13.07 132.12 160.30 146.21 Loại khác 135.15 1.99 43.55 2.69 85.60 3.09 146.03 196.33 171.18 Tổng cộng 1463.71 100 1619.95 100 2233.80 100 112.52 171.10 141.81

Biểu đồ 3.8 Cơ cấu sản phẩm cao su xuất khẩu năm 2011

Từ Bảng 3. 5 dưới đây, năm 2011 cho thấy:

- Mặt hàng cao su xuất khẩu nhiều nhất là SVR 3L, L, 5, khoảng 595.86 tấn, chiếm 53,65% tổng sản lượng cao su xuất khẩu toàn tập đoàn, so với năm 2010 tăng về lượng nhưng giảm về tỷ lệ cơ cấu.

- Loaị SVR 10, 20 chiếm 13,16%, khoảng 145.91 tấn, tăng hơn 2010 về lượng, tỷ lệ cơ cấu không thay đổi nhiều.

- Mủ ly tâm (latex) xuất khoảng 144.92 tấn, chiếm 13,07%, tăng đáng kể về lượng và tỷ lệ cơ cấu so với năm 2010, chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc và Đức.

- Loại SVR CV 50, 60 tăng khá, đạt 188.83 tấn, chiếm 17,03% tổng sản lượng xuất, tăng về sản lượng và cơ cấu so với năm 2010.

- Các loại khác: tờ xông khói, SIR 20, STR 20...chiếm tỷ lệ 3,09% tổng sản lượng xuất.

Tình hình tiêu thụ cao su như trên có thể nhận định:

Cơ cấu cao su xuất khẩu chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng cao su nguyên liệu như SVR 3L, SVR 5, SVR L, SVR50-60, SVR10, SVR20 và một số mủ tờ RSS, Crêp. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nhu cầu loại cao su phổ biến mà công ty xuất khẩu là SVR 3L, SVR 5, SVR L đang không được ưa

chuộng nhiều nữa thì đòi hỏi khâu tìm nguồn hàng nguyên liệu cần xem xét kĩ lưỡng trước khi mua hàng. Trong khi đó các loại cao su như SVR10, SVR20 cho ngành sản xuất vỏ ruột xe, RSS và Crêpe đang được ưa chuộng trên thị trường thế giới thì công ty cũng chỉ mới nhập được với khối lượng hạn chế để xuất khẩu, tỷ trọng chủng loại này chỉ chiếm 10-13% trong cơ cấu sản phẩm của công ty và không quan tâm đúng mức nên có khoảng 50% loại cao su SVR 10, SVR 20 không đạt chất lượng được đưa ra thị trường.

Mủ cao su SVR10, SVR20 được các khách hàng như Nhật Bản, các nước Đông Âu có nhu cầu nhập khẩu nhưng do một phần nguồn cao su xuất của công ty chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi cao nên lượng cao su xuất khẩu vào những khu vực này chỉ chiếm một khối lượng hạn chế.

- Do định hướng sản xuất và cơ cấu đầu tư máy móc thiết bị công nghệ sản xuất chưa được cải thiện nên tỷ lệ các loại sản phẩm của Công ty TNHH Ishigaki Rubber Việt Nam chưa hợp lý, sản phẩm chủ yếu là các loại: L, 3L, 5, SVRL,...các loại cao su có nhu cầu lớn trên thị trường như SVR 10, 20 dùng trong công nghiệp săm lốp, các loại sản phẩm cao su chất lượng cao như CV 50, 60 và các loại mũ kem ngày càng được khách hàng quan tâm và tiêu thụ số lượng nhiều hơn thì chúng ta sản xuất số lượng còn ít. Điều này làm cho khả năng phát triển thị trường xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm sẽ gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, chất lượng sản phẩm cao su thiên nhiên của Việt Nam chưa ổn định, các chỉ tiêu về nhiểm bẩn, độ nhớt của sản phẩm còn cao hơn Thái Lan và Malaysia, trong khi về năng lực sản xuất và các điều kiện quản lý tập trung của Việt Nam có ưu thế hơn hẳn họ. Bên cạnh đó, bao bì sản phẩm cao su xuất khẩu còn đơn điệu, chưa đẹp Công ty TNHH Ishigaki Rubber Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình trên trường quốc tế.

Tóm lại, khi phân tích tình hình tiêu thụ cao su trên thị trường thế giới, có thể khẳng định rằng cơ cấu sản phẩm của Công ty TNHH Ishigaki Rubber Việt

Nam rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, tỷ lệ giữa các loại sản phẩm theo nhu cầu thị trường vẫn chưa hợp lý, nếu Công ty TNHH Ishigaki Rubber Việt Nam có biện pháp can thiệp tích cực như chủ trương giảm bớt tỷ lệ xuất khẩu các loại SVR3L và mở rộng xuất khẩu các loại SVR10, SVR20 để tăng sản lượng các loại cao su này để cơ cấu và tỷ lệ các loại sản phẩm cao su phù hợp hơn thì khả năng tiêu thụ, mở rộng thị trường xuất khẩu hiện tại và các năm tiếp theo sẽ khả quan hơn.

3.2.2 Thị trường tiêu thụ .

Một phần của tài liệu “Tìm hiểu tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Ishigaki Rubber Việt Nam’ (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w