Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của Công ty

Một phần của tài liệu “Tìm hiểu tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Ishigaki Rubber Việt Nam’ (Trang 41 - 45)

*Chức năng:

Công ty TNHHIshigaki Rubber được thành lập với những chức năng sau: + Kinh doanh xuất khẩu cao su.

+ Sản xuất, gia công các vật liệu cao su dùng trong ô tô, xe máy, bơm hơi, màn hình tinh thể lỏng, các sản phẩm điện...

+ Nhập khẩu các loại nguyên vật liệu: Hoá chất, tanh mành cùng với các nguyên liệu trong nước dùng để sản xuất các sản phẩm cao su.

* Nhiệm vụ:

+ Đẩy mạnh công tác xuất khẩu cao su, duy trì và mở rộng mối quan hệ hợp tác lâu dài với các bên đối tác. Mở rộng thị trường kinh doanh, phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng.

+ Bảo đảm an toàn và bổ sung trên cơ sở tự tạo nguồn vốn, bảo đảm tự chủ về tài chính, sử dụng hợp lý, theo đúng chế độ, sự dụng có hiệu quả các nguồn vốn, làm trọn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.

+ Nghiên cứu tình hình thị trường, và nâng cao vị thế của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế.

+ Mua sắm, xây dựng bổ sung và thờng xuyên cải tiến, hoàn thiện, nâng cấp các phơng tiện của công ty.

+ Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quản lý tài chính, tài sản, các chế độ, chính sách cán bộ và quyền lợi của ngời lao động theo cơ chế tự chủ, gắn việc trả công với hiệu quả lao động, chăm lo đời sống, chăm lo bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ cho các cán bộ, công nhân viên của công ty để đáp ứng đợc yêu cầu, nhiệm vụ kinh doanh ngày càng cao.

+ Tổ chức quản lý, chỉ đạo hoạt động kinh doanh của các đơn vị phòng ban, nhân viên trong công ty nhằm phát huy cao nhất hiệu quả kinh doanh của công ty.

+ Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên, trẻ hoá đội ngũ đáp ứng yêu cầu phát triển của sản xuất kinh doanh.Thực hiện các chính sách chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn và bảo vệ lao động đối với cán bộ công nhân viên chức và chế độ bồi dưỡng độc hại.

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức quản lý ở : Công ty TNHH Ishigaki Rubber.

Nguồn: Phòng nhân sự

Tổ chức là một trong những điều kiện cơ bản cho sự sống còn của doanh nghiệp. Để giúp cho mọi người cùng làm việc với nhau có hiệu quả trong việc hoàn thành các mục tiêu cần phải xây dựng và duy trì một cơ cấu nhất định về vai trò, nhiệm vụ, vị trí công tác, sao cho các bộ phận được gắn kết chặt chẽ và tham gia một cách tích cực. Hay nói cách khác đi, để các vai trò hỗ trợ cho nhau một cách có hiệu quả, chúng cần được xắp xếp theo một trật tự, mục đích .

Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được xây dựng theo kiểu trực tuyến chức năng, có thể mô tả như sau:

- Giám đốc Công ty: giám đốc điều hành Công ty theo chế độ một thủ

trưởng, có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty theo nguyên tắc tinh giảm, gọn nhẹ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

- Phó giám đốc: điều hành một số lĩnh vực theo phận sự phân công của

giám đốc và pháp luật về những việc được giao.

- Phòng kế toán : có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính và kiểm soát ngân quỹ, kiểm tra các chi phí đã phát sinh trong quá trình sản xuất, thu thập phân loại xử lý tổng hợp số liệu thông tin về số liệu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giám sát việc lập hoá đơn thanh toán và phiếu ghi nhận, quản lý lưu trữ các tài liệu, số liệu thống kê của Công ty. Giám đốc tình hình các chính sách chế độ thể lệ do nhà nước và do ngành ban hành, đồng thời cung cấp thông tin trong công tác phân tích hoạt động tài chính. Quá trình hạch toán kế toán phải tính đúng, tính đủ để phục vụ cho việc hạch toán kế toán được đảm bảo tính chính xác, đôn đốc nhắc nhở việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, quản lý sản xuất ở các phân xưởng và toàn Công ty xác định kết quả kinh doanh.

- Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ tìm hiểu nhu cầu thị trường, xây dựng

các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn, điều hành sản xuất, ký kết các hợp đồng sản xuất đảm bảo về số lượng, chất lượng cũng như chủng loại. Có nhiệm vụ tham mưu và theo dõi việc thực hiện các kế hoạch của Công ty. Thống kê tìm hiểu các công tác thị trường, tìm hiểu khách hàng, tiếp xúc các mối quan hệ đối ngoại nhằm cung cấp cập nhật đầy đủ các thông tin về thị trường, phân bổ kế hoạch cho từng phòng và theo dõi thực hiện điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

- Phòng kinh doanh : Tìm khách hàng để ký kết các hợp đồng gia công may mặc và mua đứt bán đoạn, chịu trách nhiệm hoàn thiện chứng từ giao cho khách hàng và đôn đốc việc thanh toán với khách nước ngoài, cùng với các phòng ban chức năng thực hiện các hợp đồng đã ký kết.

- Phòng kỹ thuật –khu chế xuất: Có nhiệm vụ xây dựng , quản lý và theo

dõi các quy trình về phạm vi kỹ thuật trong quá trình sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩn. Khi có kế hoạch thì kiểm tra các mẫu thử thông qua khách hàng duyệt sau đó mới đem sản xuất hàng loạt, xác định mức hao phí nguyên vật liệu, hướng dẫn cách đóng gói cho các phân xưởng đồng thời kiểm tra chất lượng sản phẩm và chất lượng của nguyên phụ liệu xuất từ kho cho các phân xưởng.

- Phòng kỹ thuật cao su: Phụ trách và tham mưu cho Giám đốc về mặt kỹ thuật cao su bao gồm quản lý và ban hành các quy trình công nghệ sản phẩm cao su, chỉ đạo kiểm tra các đơn vị thực hiện các quy trình đó. Hướng dẫn xây dựng và ban hành các định mức kinh tế, kỹ thuật, các tiêu chuẩn cấp bậc chuyên môn, tổ chức nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới, sản phẩm mới, xử lý các biến động trong sản xuất.

- Phòng kỹ thuật cơ năng: Tham mưu cho Giám đốcvề cơ khí điện, năng lượng, động lực, quản lý và ban hành các quy trình vận hành máy móc, nội dung an toàn. Hướng dẫn, ban hành và kiểm tra các định mức kỹ thuật về cơ điện và năng lượng.

- Phòng KCS: Có chức năng kiểm tra chất lượng hàng hoá đầu vào, đánh giá chất lượng các mẻ luyện, kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập kho theo những tiêu chuẩn đã quy định.

- Phòng điều độ sản xuất: Tham mưu cho Giám đốc về việc điều hành hoạt động sản xuất của Công ty, đôn đốc, giám sát tiến độ sản xuất kiểm tra, kiểm soát sản phẩm ra vào Công ty theo nội quy, thống kê số liệu sản xuất hàng ngày và giám sát công tác phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo an toàn trong sản xuất cho công nhân.

- Phòng xây dựng cơ bản: Tham mưu cho Giám đốcvề công tác xây dựng cơ bản và thiết kế công trình, lập kế hoạch tổ chức các phương án thi công, kiểm tra và nghiệm thu công trình xây dựng, sửa chữa lắp đặt thiết bị trong Công ty và giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai nhà ở theo quy định hiện hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phòng đối ngoại xuất nhập khẩu: Quản lý và tham mưu cho Giám đốcvề công tác xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế. Giải quyết thủ tục trong ký kết các hợp đồng kinh tế đối ngoại, nghiên cứu thị trường nước ngoài, quan hệ với các nhà đầu tư nước ngoài để tìm cơ hội đầu tư.

- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo điều độ tiến độ sản xuất, sắp xếp hoạt động trong Công ty, điều hoà bố trí tuyển dụng lao

động và giải quyết vấn đề tiền lương, quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên như lương thưởng và các kỳ nghỉ mát, nghỉ phép. Truyền đạt các thông tin trong nội bộ của Công ty tới mọi cá nhân một cách đầy đủ, kịp thời, cử các cán bộ đi học để nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ cũng như tuyển chọn thêm người cho các phòng ban.

- Phòng đời sống: Lập và thực hiện kế hoạch về vệ sinh, tiến hành khám chữa bệnh cho CBCNV có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký tại Công ty, kiểm tra vệ sinh môi trường, giải quyết tai nạn lao động, làm công tác kế hoạch hoá gia đình và quản lý khu nhà ở của Công ty.

- Phòng bảo vệ: Có trách nhiệm bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh trật tự trong nội bộ Công ty.

Một phần của tài liệu “Tìm hiểu tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Ishigaki Rubber Việt Nam’ (Trang 41 - 45)