Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu “Tìm hiểu tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Ishigaki Rubber Việt Nam’ (Trang 33 - 37)

2.1.2.1 Thị trường

Ngành cao su luôn là một trong những ngành đi đầu, có vai trò quan trọng trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới. Trong những năm qua, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu ngành cao su đã tăng lên nhưng chưa thật ổn định. Thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên được mở rộng. Đồng thời với việc duy trì các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Singapore, Đài Loan,...Việt Nam cũng đã phát triển thêm các thị trường mới ở

các khu vực châu Âu, Bắc Mỹ. Năm 2004, ngành cao su Việt Nam phát triển vượt bậc, vươn tới vị trí thứ 4 chỉ sau Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia về giá trị xuất khẩu. Ngành công nghiệp chế biến cao su cũng được xác định là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nên Nhà nước đã có quy hoạch chung phát triển diện tích trồng cây cao su và đã có nhiều cố gắng đầu tư cho khâu chế biến nguyên liệu phục vụ xuất khẩu cũng như cho sản xuất trong nước. Những năm gần đây, thị trường cao su tự nhiên thế giới phát triển rất đa dạng và đặc biệt là thị trường thế giới có nhiều biến động về nhu cầu nhập khẩu và giá cả. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao, ngành cao su đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung ở Việt Nam. Năm 2010 cao su tăng trưởng đột biến, cả nước xuất khẩu 760.000 tấn cao su và lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vượt mốc 2 tỉ USD, đạt 2,3 tỉ USD). Năm 2011 xuất khẩu 780.000 tấn, nhưng giá trị xuất khẩu lại tăng vọt lên đến 3,2 tỷ USD. Với kết quả đó, xuất khẩu cao su xếp vị trí thứ 2 trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, sau gạo. Theo dự báo trước đó của Hiệp hội Cao su Việt Nam, mức giá trị này có thể sẽ đạt tới 3,7 tỷ USD, nếu giá xuất khẩu cao su không giảm sâu trong những tháng cuối năm 20114.

Tuy nhiên, sự phát triển của ngành cao su Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập: chất lượng và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chưa phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới, giá xuất khẩu thấp, chưa tạo lập được thị trường ổn định... Mặt khác, cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam còn chưa hợp lý, còn lệ thuộc quá lớn vào các thị trường châu á. Các khu vực thị trường khác có sức mua lớn, giá bán cao và ổn định hơn như EU, Bắc Mỹ chưa chiếm được tỷ trọng cao. Công nghệ và trang thiết bị lạc hậu, trình độ quản lý kinh doanh còn hạn chế. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với phát triển sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên còn nhiều bất cập. Việc định hướng phát triển, phân công 4www.thitruongcaosu.net

và phối hợp giữa trồng và khai thác mủ cao su, công nghiệp chế biến mủ và công nghiệp sản xuất sản phẩm còn nhiều hạn chế. Những tồn tại trên đây đã gây tác động không tốt tới phát triển sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhên theo hướng bền vững. . Những năm trước đây Việt Nam sản xuất cao su chủ yếu để xuất khẩu. Thị trường của chúng ta chủ yếu là Liên xô cũ và các nước Đông Âu anh em. Từ sau năm 1990, chúng ta đã bắt đầu xuất khẩu cao su sang Trung Quốc, Singapore và Đài Loan. Thừa hưởng và phát huy những yếu tố thị trường đó, công ty TNHH Ishigaki Rubber Việt Nam cũng hướng mục tiêu của mình vào những khu vực thị trường đó.

2.1.2.2 Cơ chế chính sách của nhà nước trong việc phát triển ngành cao su.

Thời gian gần đây, Nhà nước đã chú trọng tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý và môi trường kinh doanh quốc tế để tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu cao su, thể hiện trên các mặt sau:

Hệ thống pháp luật và chính sách tương đối đồng bộ và nhất quán với các định chế của các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu trên cơ sở ban hành hàng loạt chính sách về ưu đãi đầu tư, ưu đãi xuất khẩu cho các dự án FDI5 khả thi đủ điều kiện xuất khẩu.

Chủ trương mở cửa, hợp tác và phối hợp kinh tế quốc tế, tích cực triển khai đàm phán kí kết các hiệp ước, hiệp định song phương và đa phương với các nước trong khu vực và thế giới.

Nhìn chung Chính phủ các quốc gia đã dành một sự quan tâm thỏa đáng đối với ngành cao su thiên nhiên, đặc biệt là đối với khu vực cao su tiểu điền thông qua các chương trình khuyến nông, kiểm soát chất lượng cao su và tiến 5FDI: Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

hành các hoạt động dịch vụ hổ trợ cho khu vực tiểu điền phát triển một cách có hiệu quả.

Chính phủ các quốc gia cũng rất quan tâm đến việc khuyến khích phát triển các hợp tác xã và hiệp hội nông dân trong các vùng cao su để làm tốt các dịch vụ đầu vào và đầu ra cho khu vực tiểu điền.

Chính phủ ở các quốc gia hàng đầu về cao su thiên nhiên cũng thành lập

một bộ phận chuyên trách để nghiên cứu và phát triển cây cao su. Bộ phận chuyên trách này có chức năng quan trọng trong việc nghiên cứu thị trường và sản phẩm cao su tiêu thụ trên thị trường thế giới, điều hòa việc buôn bán cao su, dự thảo luật buôn bán cao su, kiểm soát chất lượng cao su tiêu thụ trên thị trường, làm trọng tài xử lý những tranh chấp trong buôn bán, thông báo giá cao su hàng ngày, tổ chức các hội thảo buôn bán cho giới tiểu chủ.

- Việc thành lập các hiệp hội cao su thiên nhiên: Hầu hết tại các quốc gia hàng đầu về cao su đều có sự tồn tại của hiệp hội cao su thiên nhiên. Hiệp hội quy tụ các thành viên trong ngành cao su như: Các đồn điền cao su, những nhà sơ chế cao su, người buôn bán cao su, các nhà xuất khẩu cao su. Hiệp hội có các chức năng: Cung cấp các dịch vụ cho hội viên; Làm trung gian hòa giải giữa chính quyền và hội viên; Giải quyết những vướng mắc trong buôn bán, sản xuất giữa các hội viên; Giải quyết những tranh chấp nếu có giữa các hội viên và công nhân trong các nhà máy của của hội viên đó.

Ở Việt Nam hiện nay khu vực cao su tiểu điền chiếm tỷ trọng nhỏ. Vì vậy, trong tương lai đến năm 2015 với chủ trương khuyến khích của chính phủ, khu vực này sẽ phải phát triển mạnh và chiếm tỷ trọng khoảng 52% diện tích toàn ngành. Nhà nước cũng đang quan tâm đến khu vực cao su tiểu điền với các chương trình khuyến nông, kiểm soát chất lượng cao su và tiến hành các hoạt động dịch vụ hổ trợ.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã có Hiệp hội cao su Việt Nam, Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam Quỹ bảo hiểm xuất khẩu cao su, cụ thể như sau:

- Hiệp hội Cao su Việt Nam là một tổ chức tự nguyện có mục đích là phối hợp hoạt động hiệu quả và bảo vệ quyền lợi chính đáng của Hội viên, thúc đẩy ngành cao su Việt Nam phát triển theo hướng bền vững và hợp tác quốc tế, góp phần cải thiện điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường của Việt Nam.

- Viện nghiên cứu cao su Việt Nam: lưu trữ nguồn gen cao su quốc gia, nghiên cứu cải tiến giống cao su, địa phương hóa cơ cấu bộ giống cao su, nghiên cứu cải tiến các biện pháp kỹ thuật đồng bộ bao gồm: điều tra, khảo sát, phân hạng đất trồng cao su, biện pháp canh tác, chăm sóc, bảo vệ.

- Quỹ bảo hiểm xuất khẩu cao su: hỗ trợ cho các thành viên của Quỹ trong năm xuất khẩu cao su bị lỗ do mặt hàng mới, thị trường mới, hoặc do giá cao su giảm đột ngột, gặp rủi ro trong quá trình xuất khẩu do các nguyên nhân khách quan. Quỹ còn hỗ trợ một phần lãi suất vay vốn để tạm trữ cao su chờ xuất khẩu, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, cho hội viên vay ngắn và trung hạn để tái đầu tư, mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị công nghệ chế biến cao su.

Những chính sách này thực sự đã tạo điều kiện thuận lợi hơn trước rất nhiều để các doanh nghiệp trong nước nói chung và công ty TNHH Ishigaki Rubber Việt Nam nói riêng có những cơ hội phát triển thị trường, và được hưởng nhiều ưu đãi trong hoạt động xuất khẩu.

Một phần của tài liệu “Tìm hiểu tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Ishigaki Rubber Việt Nam’ (Trang 33 - 37)