C. Kết luận về phân tích môi trường bên ngoài, xác định các cơ hội và mố
3) Mở rộng, tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế
Chủ động thực hiện hội nhập quốc tế qua việc tham gia các tổ chức chuyên
ngành hàng không như Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, Hội đồng các cảng hàng không quốc tế, Hiệp hội các cảng hàng không châu Á,... để nắm bắt được những yêu cầu thay đổi đối với cảng hàng không nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong tiến trình toàn cầu hoá ngành hàng không dân dụng. Đặc biệt cần có mối quan hệ chặt chẽ không chỉ đối với các doanh nghiệp hàng không mà còn phải là đối tác quan trọng của ngành du lịch Việt Nam và Thế giới. Du lịch thực sự là đòn bẩy cho sự phát triển của ngành hàng không nói chung cũng như CHK nói riêng.
3.4.2. Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm
Ø Hoàn thiện các hệ thống hạ tầng khu bay như nhà ga, đường CHC, đường lăn, sân đỗ theo hướng hiện đại và đồng bộ đảm bảo các tiêu chuẩn của tổ chức hàng không quốc tế như ICAO, IATA. Xây dựng quy hoạch phát triển các hạ tầng cơ sở khác như hệ thống liên lạc, cấp điện, hệ thống cấp và thoát nước đồng bộ với hạ tầng khu bay.
Ø Trong kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm bố trí nguồn vốn hợp lý cho việc đầu tư các trang thiết bị thiết yếu tại cảng hàng không như hệ thống dẫn đỗ, đèn tín hiệu, thông báo bay,... cũng như các thiết bị an ninh, thiết bị dành cho công tác sửa chữa kỹ thuật để đảm bảo thực hiện tốt các dịch vụ phục vụ bay, công tác an ninh an toàn, sửa chữa kỹ thuật cũng như nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, hàng hóa tại nhà ga.
Ø Thực hiện các hoạt động hợp tác đầu tư phát triển để tăng cường quan hệ
đối tác và thu hút nguồn vốn đầu tư phục vụ mục tiêu hiện đại hoá cơ sở hạ tầng
trang thiết bị đặc biệt là từ khu vực doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài để thực hiện các dự án cần nguồn vốn đầu tư lớn, có trình độ công nghệ cao hoặc cần nhiều kinh nghiệm thực hiện. Tích cực tham gia vào các hoạt động hội nhập quốc tế riêng của ngành như hợp tác tiểu vùng hợp tác CLMV hay các chương trình hợp tác chính phủ như Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác Châu Á Thái Bình Dương (APEC) để hỗ trợ cùng nhau phát triển, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế thực hiện mục tiêu phát triển của TCT thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không lớn của khu vực.
Cụ thể:
- Cải tạo, nâng cấp hệ thống đường lăn CHKQT Nội Bài: 250 tỷ đồng
- Cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh 11L/29R (1A): 265 tỷ đồng
- Cải tạo, kéo dài đường cất hạ cánh CHK Cát Bi: 200 tỷ đồng
- Cải tạo, kéo dài đường cất hạ cánh CHK Điện Biên Phủ: 100 tỷ đồng
- Cải tạo mở rộng đường lăn, sân đỗ tàu bay CHK Điện Biên Phủ: 100 tỷ đồng
3.4.3. Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược tái cơ cấu lại cấu trúc, đào tạo
nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên