C. Kết luận về phân tích môi trường bên ngoài, xác định các cơ hội và mố
14. Sự phụ thuộc vào nhà cung
3.4.1. Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược phát triển thị trường 1)Tăng cường hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thu ậ t
Ø Trước tiên, NAC cần quy hoạch các cảng hàng không hợp lý trong quy mạng đường bay nội địa của ngành theo hướng kết cấu trục nan với CHK chính là CHKQT Nội Bài, một trong hai trung tâm trung chuyển hành khách quốc tế của Việt Nam. Đến năm 2015, CHKQT Nội Bài sẽ hoàn thành thêm một nhà ga hành khách, có nhà ga dành cho khách VIP riêng, và có nhà ga hàng hoá phục vụ riêng cho hoạt động khai thác hàng hoá. Cơ sở hạ tầng khu bay được nâng cấp để phù hợp với hệ thống giao thông đường bộ qua CHK và sự phát triển của vận tải đa phương thức kết hợp vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không tại Hà Nội. Các CHK địa phương đều được quy hoạch mở rộng hạ tầng cơ sở và đầu tư trang thiết bị đáp ứng mục tiêu của ngành là phục vụ các hoạt động bay liên vùng và nội vùng khu vực Bắc Bộ cũng như các mục tiêu phát triển về kinh tế, xã hội của từng vùng, miền. Tuy nhiên, do hiện nay các CHK địa phương đều bị lỗ vì tần suất bay thấp và phí phục vụ thấp hơn chi phí thực tế nên việc đầu tư không nên dàn trải mà tập trung vào CHK chính là Nội Bài, nơi tập trung 97,7 % tỷ trọng doanh thu của NAC.
Ø Thực hiện đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở và trang thiết bị tại các cảng hàng không trực thuộc trong đó ưu tiên các cảng hàng không có phục vụ các hoạt động bay quốc tế như CHKQT Nội Bài, CHK Cát Bi, CHK Điện Biên. Hoàn thành việc xây dựng và nhanh chóng đưa Nhà ga hành khách T2 (Nội Bài) vào khai thác trước năm 2015 đáp ứng yêu cầu khai thác khi nhà ga hành khách T1 đã vượt công suất thiết kế. Đẩy nhanh việc xây dựng CHK Gia Lâm để phục vụ các chuyến bay sử dụng tàu bay nhỏ như bay dịch vụ, bay taxi, các chuyến bay của những hãng hàng không giá rẻ,… Tiếp tục thực hiện việc nâng cấp và mở rộng các CHK địa phương giai đoạn 2010-2015 đặc biệt tại các cảng hàng không có tiềm năng phát triển du lịch như Đồng Hới, Vinh, Tây Bắc tạo đà phát triển cho kế hoạch năm sau 2015- 2020 đưa NAC thành trung tâm hàng không ngang tầm với các trung tâm khác trong khu vực.
Cụ thể như sau:
1) Đầu tư xây dựng tại CHK quốc tế Nội Bài
Thực hiện đầu tư giai đoạn 2 nhà ga hành khách T1: với số vốn là 150 tỷ đồng, tăng công suất khai thác lên 7 triệu hành khách/năm.
Xây dựng nhà ga hàng hoá có công suất 260.000 tấn/năm với số vốn 430 tỷ đồng.
Xây dựng nhà ga VIP có số vốn 150 tỷ.
Đặc biệt dự án xây dựng nhà ga T2: đây là công trình trọng điểm quốc gia, được phê duyệt từ tháng 8-2009. Nhà ga này được mở rộng từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài hiện tại. Theo thiết kế, T2 có 4 tầng với tổng diện tích khoảng 138.000m2, chuyên phục vụ các chuyến bay quốc tế. Theo kế hoạch, dự án nhà ga hành khách T2 sẽ được thi công trong khoảng thời gian 34 tháng trên diện tích đất là 115,78 héc-ta với số vốn khoảng 849 triệu USD. Nhà ga này có thể tiếp nhận 10 triệu lượt khách/năm khi được đưa vào sử dụng trong giai đoạn 1, và 15 triệu lượt khách/năm trong giai đoạn 2. Dự kiến, nếu công trình này hoàn thành vào năm 2015 thì khi đó, nhà ga T1 Nội Bài hiện nay đã bị quá tải trầm trọng. Vì vậy, Phó thủ tướng cho
phép các bộ, ngành và thành phố Hà Nội triển khai một số cơ chế đặc thù như chỉ định thầu, ứng trước vốn trong giải phóng mặt bằng, tư vấn thiết kế để đẩy nhanh tiến độ. Hiện Tổng công ty Cảng hàng không miền Bắc - chủ đầu tư của dự án đang đánh giá các gói thầu và hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp, nhà thầu tư vấn giám sát để đáp ứng tiến độ yêu cầu. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng đang phối hợp với các đơn vị liên quan để đẩy nhanh hoàn thành việc giải phóng mặt bằng.
Như vậy, tổng công suất của cả hai nhà ga T1& T2 sau khi hoàn thành đạt 21 triệu hành khách/năm, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của Sân bay quốc tế Nội Bài đến năm 2020.
Để lộ trình từ Nội Bài tới trung tâm thủ đô được rút ngắn một nửa chỉ còn 15
km (12 km đường và 3 km cầu), dự án đường nối sân bay Nội Bài - cầu Nhật Tân dài hơn 12km gồm 6 làn xe đã được khởi công (01/08/2011). Toàn bộ tuyến đường nối từ sân bay Nội Bài tới cầu Nhật Tân sẽ đi qua huyện Đông Anh và Sóc Sơn (Hà Nội). Dự án dài 12,1 km có mặt cắt đường rộng 80-100 mét, 6 làn xe chạy, tốc độ tối đa 80 km/h. Cùng với dự án cầu Nhật Tân, nhà ga T2, đường nối này sẽ là điểm nhấn kiến trúc của Hà Nội, tạo ấn tượng đầu tiên với du khách nước ngoài khi vào trung tâm thành phố. Dự án có tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Việt Nam. Dự kiến tuyến đường nối này sẽ hoàn thành sau 30 tháng.
2) Đầu tư xây dựng tại các CHK địa phương
ü Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
Cảng hàng không cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO đảm bảo tiếp nhận tàu bay B767 hoặc tương đương, dự bị cho các hoạt động bay quốc tế của CHKQT Nội Bài.
- Giai đoạn 2011-2015 thực hiện mở rộng, nâng cấp cảng hàng không để đến năm 2020 công suất cảng đạt 2 triệu hành khách/năm và 30.000 tấn hàng hoá/năm với số vốn 100 tỷ đồng. Các dự án trọng điểm gồm nhà ga hành khách mới có công suất 500.000 hành khách/năm; nâng cấp, kéo dài đường cất hạ cánh 07/25 với kích
thước 3.050x50m; mở rộng đường lăn và sân đỗ tàu bay với 3 vị trí đỗ tàu bay B777 hoặc tương đương.
- Giai đoạn 2015-2020 tiếp tục đầu tư tạo đà cho việc phát triển thành cảng hàng không quốc tế vùng duyên hải giai đoạn 2015-2025.
ü Cảng hàng không Điện Biên Phủ
Cảng hàng không cấp 3C theo tiêu chuẩn ICAO đảm bảo tiếp nhận các loại tàu bay ATR72 hoặc tương đương, đến năm 2020 đạt công suất cảng 300.000 hành khách/năm và 500 tấn hàng hoá/năm.
- Giai đoạn 2011-2015 hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có đã đáp ứng nhu cầu khai thác. Dự án mở rộng nhà ga hành khách CHK Điện Biên Phủ với số vốn 50 tỷ đồng. Kéo dài đường cất hạ cánh 16/34 hiện tại với kích thước 1.900x45m. Tiếp tục thực hiện các dự án nhằm bảo vệ cảng như xây dựng tường rào và đường công vụ, các dự án nhằm phát triển kinh doanh thương mại như dự án xây dựng Trung tâm Dịch vụ hàng không Điện Biên.
- Giai đoạn 2015 – 2020 mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng để phục vụ các hoạt
động bay quốc tế khi trở thành sân bay quốc tế tiểu vùng. Các dự án trọng điểm
gồm mở rộng nhà ga hành khách nâng công suất lên 300.000 hành khách/năm; Cải tạo đường lăn và mở rộng sân đỗ tàu bay.
ü Cảng hàng không Đồng Hới
Đầu tư 213 tỷ đồng nâng cấp cảng hàng không cấp 4C theo tiêu chuẩn ICAO, công suất cảng 300.000 hành khách/năm và 500 tấn hàng hoá/năm.
Nhà ga hành khách có diện tích 4.282m2, đường cất hạ cánh 11/29 có kích thước 2.400x45m đảm bảo tiếp nhận các loại tàu bay A320/A321 hoặc tương đương.
Cảng hàng không cấp 4C theo tiêu chuẩn ICAO, công suất cảng 300.000 hành khách/năm và 2.000 tấn hàng hoá/năm, tiếp nhận được các loại tàu bay A320/A321 hoặc tương đương nhằm phục vụ nhu cầu dân dụng và mục tiêu quốc phòng an ninh.
- Giai đoạn 2011-2015 đầu tư 553 tỷ đồng xây dựng cảng hàng không mới
đồng bộ gồm đường cất hạ cánh 12/30 có kích thước 3.000x45m, hệ thống đường
lăn, sân đỗ tàu bay, nhà ga có diện tích 5.950m2 và các công trình phụ trợ; đầu tư đài dẫn đường VOR/DME.
- Các công trình này có khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác đến năm 2020.
ü Cảng hàng không Vinh
Cảng hàng không cấp 4C theo tiêu chuẩn ICAO có công suất 300.000 hành khách/năm và 2.000 tấn hàng hoá/năm, đảm bảo tiếp nhận các loại tàu bay A320/A321 hoặc tương đương phục vụ mục tiêu phát triển hoạt động bay liên vùng Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ - Nam Bộ. Tổng vốn đầu tư dự kiến 39 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2011-2015 thực hiện mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng như nâng cấp sân đỗ tầu bay; mở rộng sân đỗ ô tô và đường trục vào cảng; đầu tư hệ thống đèn hỗ trợ hạ cánh ban đêm.
- Giai đoạn 2015-2020 mở rộng đường lăn nối S2 đảm bảo tiếp nhận được tàu bay A321 hoặc tương đương. Mở rộng nhà ga hành khách tăng diện tích khai thác lên 4.000m2.
ü Cảng hàng không Gia Lâm Tổng số vốn đầu tư 200 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2011 - 2015 đầu tư xây dựng CHK Gia Lâm (cảng hàng không cấp 4C): thực hiện xây dựng mới và đưa vào sử dụng chủ yếu phục vụ hoạt động hàng không của các hãng hàng không giá rẻ, bay không thường lệ, các hoạt động hàng không khác như hội chợ triển lãm hàng không,… Các dự án trọng điểm gồm xây
dựng đường lăn, sân đỗ tầu bay; xây dựng nhà ga hành khách có diện tích 1.350m2 công suất 90 hành khách/giờ cao điểm.
- Giai đoạn 2015-2020 mở rộng nhà ga hành khách với diện tích là 2.700m2 nâng tổng diện tích của nhà ga là 4.050m2, công suất 180 hành khách/ giờ cao điểm.
Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng tại các cảng hàng không địa phương còn phải tính toán rất kỹ đến nhu cầu, tiềm năng và xu hướng phát triển kinh tế của từng địa phương để tránh sự lãng phí, không hiệu quả.