- Cty khai thác khu bay NB Cty khai thác ga NB
3) Sản phẩm thay thế
Trong vận tải hàng không, việc sử dụng các dịch vụ ở các cảng hàng không (ngoại trừ các dịch vụ phi hàng không) là mang tính chất bắt buộc. Bởi vì máy bay không thể cất/hạ cánh mà không có sân bay. Tính bắt buộc sử dụng khiến cho các sản phẩm, dịch vụ của cảng hàng không trở nên không thể thay thế. Bởi vì chúng ta
đi đâu đó bằng đường hàng không, chúng ta cũng đều phải trả một khoản phí cho
sân bay mà ta đi hoặc đến dưới dạng lệ phí phục vụ hành khách. Các hãng hàng không cũng phải trả những khoản phí cho việc sử dụng các dịch vụ của cảng hàng không, bao gồm phí cất/hạ cánh, phí sử dụng ống lồng, phí chiếu sáng, phí tiếng
ồn… Tuy nhiên, việc sử dụng các cảng hàng không chỉ có ý nghĩa đối với vận
chuyển hàng không. Còn các phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy...lại chính là các sản phẩm thay thế trực tiếp đối với vận chuyển bằng đường hàng không và gián tiếp ảnh hưởng đến các cảng hàng không. Với ưu thế về dung lượng vận chuyển cao, chi phí vận chuyển thấp, các loại phương tiện giao thông vận tải này thích hợp với việc vận chuyển hàng hóa nặng, cồng kềnh, hành khách có thu nhập thấp, có nhiều thời gian dành cho đi lại. Các loại phương tiện này đang cùng ngành hàng không chia sẻ thị trường vận tải hành khách, hàng hóa và chiếm thị phần lớn hơn ngành hàng không, nhất là vận tải hàng hóa. Nhưng vận chuyển hàng không với ưu thế hơn hẳn các phương tiện nêu trên về tiện nghi phục vụ, độ an toàn, thời gian hành trình,… thích hợp hơn với vận chuyển cự ly dài, với bộ phận dân cư có thu nhập cao, vận chuyển các loại hàng hóa gọn nhẹ, có giá trị cao đòi hỏi thời gian vận chuyển ngắn như bưu kiện, bưu phẩm, hàng tươi sống…Đó là những lý do khiến cho ngành hàng không ngày càng tăng trưởng mạnh và khó thay thế trong xã hội hiện đại, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của cảng hàng không.
Ta có cảm tưởng rằng hoạt động của cảng hàng không là mang tính chất độc quyền. Tuy nhiên, các cảng hàng không không phải lúc nào cũng độc quyền vì, về nguyên tắc, các hãng hàng không luôn có quyền chọn một cảng hàng không khác làm nơi đi/đến. Sự độc quyền của NAC chỉ xảy ra đối với khách nội địa hoặc khách quốc tế có nhu cầu đi/đến miền Bắc Việt Nam mà thôi. Còn đối với các hãng hàng không quốc tế thì không phải vậy. Điều này rất rõ ràng khi ở cùng một thành phố có một vài cảng hàng không. Ví dụ ở Paris có Charles de Gaulle và Orley, còn ở Moscow có Tchementjevo I, II và Demendevo. Ngay cả hai cảng hàng không nằm khá xa nhau như cảng hàng không Nong Ngu Hau (Bang Kok) và cảng hàng không Changi (Singapore) cũng phải chịu sức ép cạnh tranh lẫn nhau khi cả hai đều muốn
đóng vai trò trung tâm trung chuyển (Hub) khu vực. Không phải ngẫu nhiên mà
cảng hàng không Dubai nỗ lực xây dựng hình ảnh của mình thành “Thiên đường mua sắm” hay Changi – “Cảng hàng không thân thiện nhất thế giới”.
Cơ sở vật chất của các cảng hàng không Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực. Nếu lấy cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng hàng không quy mô nhất trong số các cảng hàng không trực thuộc NAC và là cảng hàng không quốc tế đứng thứ hai tại Việt Nam sau Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cả về quy mô lẫn năng lực khai thác thì còn kém nhiều so với các cảng hàng không trong khu vực. Hiện nay Cảng hàng không quốc tế Nội Bài chỉ có một nhà ga hành khách phục vụ chung cả khách quốc tế lẫn nội địa với tổng công suất thiết kế là 6 triệu hành khách/năm. Trong khi đó Cảng hàng không Changi của Singapore có 3 nhà ga hành khách với tổng công suất là hơn 60 triệu hành khách năm. Cảng hàng không Bangkok Thái Lan cũng được xây dựng với 3 nhà ga hành khách trong đó có 2 nhà ga hành khách quốc tế và 1 nhà ga hành khách nội địa. Theo thống kê của Hiệp hội các cảng hàng không quốc tế (ACI – Airport Council International), đây là sân bay xếp thứ 18 trong danh sách những sân bay bận rộn nhất trên thế giới với diện tích là 32,8km² (khoảng 8.000 acre) và phục vụ khoảng hơn 45 triệu khách/năm, có khả năng nâng cấp lên thành 100 triệu khách trong một năm. Cảng hàng không Kuala Lumpur của Malaysia đạt 29,6 triệu hành khách năm 2009, đứng thứ 48, trong khi
đó cảng hàng không quốc tế Nội Bài chỉ đứng thứ 220 với 8,5 triệu hành khách. Thông qua các con số thống kê ta thấy, hiện nay Sân bay quốc tế Nội Bài kém hơn rất nhiều các sân bay trong khu vực về khả năng cạnh tranh.