Xác định mức cho vay và thời hạn hợp lý.

Một phần của tài liệu vay ho sxkd (Trang 63 - 66)

II. Một số giải pháp nhằm mở rộng tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và

1.2. Xác định mức cho vay và thời hạn hợp lý.

VVềề mmứứcc mmứứcc cchhoo vvaay:y:

Trong thực tế Ngân hàng thường chỉ cho vay khoảng 70-80% số vốn cần thiết mà khách hàng yêu cầu để tiến hành sản xuất kinh doanh. Chính cái tiền lệ này đã dẫn đến việc lập hồ sơ khi vay vốn Ngân hàng các khách hàng thường nâng cao qui mô nguồn vốn lên để có thể vay được đủ số tiền cần thiết. Điều này gây khó khăn hơn cho Ngân hàng trong công tác thẩm định dự án, khó khăn trong công tác quản lý việc sử dụng vốn đúng mục đích, về khả năng quản lý, thị trường... của các sản phẩm của dự án. Vì vậy Ngân hàng nên đáp ứng 100% số vốn theo yêu cầu của khách hàng nếu xét thấy dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Số vốn Ngân hàng cho vay = Tổng vốn dự án – vốn tự có.

Nên cho vay bằng 100% giá trị tài sản đảm bảo thế chấp là quyền sử dụng đất bởi vì trong thực tế khung giá đất theo qui định của Chính phủ thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Hơn nữa thực tế cho thấy giá đất hầu như có xu hướng biến động lên,

và nếu khi biến động xuống thì thực tế giá thị trường vẫn cao hơn giá theo khung giá qui định.

VềVề tthhờờii hhạnạn cchhoo vvaayy::

Một thực tế hiện nay là có khá nhiều các khoản vay của hộ sản xuất phải ra hạn nợ và điều chỉnh kì hạn nợ, nhất là các món vay của hộ nghèo. Qua kiểm tra thực tế cho thấy rất nhiều trường hợp hộ vay xin gia hạn nợ và Ngân hàng đồng ý xét duyệt cho gia hạn nợ không phải do nguyên nhân khách quan như chế độ qui định, mà thực chất là do thời hạn cho vay của Ngân hàng chưa phù hợp với chu kì sản xuất kinh doanh, thời hạn sinh trưởng, phát triển thực tế của cây trồng vật nuôi. Do đó điều kiện tiên quyết để cho đồng vốn của Ngân hàng thực sự phát huy hiệu quả thì cần phải xác định cho được một thời hạn cho vay hợp lý và khoa học. Đặc thù của các hộ là sản xuất kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều ngành nghề khác nhau và chính sự khác nhau về chu kì sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình đòi hỏi Ngân hàng phải có những kì hạn cho vay phù hợp với từng hộ.

Một điều đáng lưu ý là trong thực tế có thể thời gian sản xuất ngắn song thời gian tiêu thụ lại kéo dài. Ví dụ: Một hộ sản xuất lụa ở Vạn Phúc –Hà Đông thì chu kì sản xuất bắt đầu từ mua tơ, quay tơ, dệt lụa, chuồi, nhuộm... cho đến sản phẩm cuối cùng là tấm lụa thành phẩm mất khoảng chừng một tháng song thời gian tiêu thụ thì lại không như vậy, có thể kéo dài đến một năm (tuỳ theo hợp đồng hoặc tính mùa vụ của sản phẩm, như lụa thì thường tiêu thụ mạnh vào mùa hè thu song sản xuất thì lại quanh năm). Chính vì vậy Ngân hàng cần nhìn nhận chu kì sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất một cách toàn diện và chi tiết, áp dụng thời hạn cho vay đối với từng hộ một cách linh hoạt và phù hợp.

Bên cạnh việc xác định một thời hạn cho vay linh hoạt Ngân hàng cần xem xét đến kế hoạch thu nợ một cách phù hợp. Kế hoạch thu nợ này không những dựa vào chu kì sản xuất kinh doanh của khách hàng mà còn phải căn cứ vào tình hình tài chính và ngân quĩ của từng khách hàng. Tuỳ từng đối tượng mà Ngân hàng có thể xác định kế hoạch thu nợ một lần hay nhiều lần. Trong thực tế với những món vay lớn Ngân

hàng thường áp dụng hình thức thu nợ nhiều lần để giảm bớt áp lực trả nợ cho khách hàng. Đối với các món vay nhỏ thì áp dụng thu nợ một lần để giảm thiểu chi phí đi lại, giấy tờ, thời gian...

Thời hạn cho vay phù hợp nhất đối với các hộ sản xuất là phải >= chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy để đồng vốn của Ngân hàng thực sự phát huy hiệu quả thì việc xác định khoảng thời gian ân hạn của khoản tín dụng một cách phù hợp là một điều vô cùng quan trọng

Cách 1: Thời gian ân hạn được tính từ lúc Ngân hàng Ngân hàng giải ngân món vay cho đến khi khách hàng tiêu thụ được sản phẩm, có tiền trả Ngân hàng, tức là khi khách hàng kết thúc chu kỳ sản xuất kinh doanh. Thời gian ân hạn này nên áp dụng đối với các khoản tín dụng nhỏ hoặc đối với các khách hàng có tiền sử tín dụng tốt.

Cách 2: Thời gian ân hạn được tính từ lúc bắt đầu tiến hành giải ngân cho đến khi khách hàng thu được kết quả sản xuất (có doanh thu). Ngân hàng áp dụng cách này đối với các khoản vay lớn và Ngân hàng thường tiến hành thu nợ nhiều lần.

Như vậy để có được thời gian ân hạn hợp lý nhất Ngân hàng nên vận dụng linh hoạt cả hai cách trên.

Thời hạn cho vay của khoản tín dụng phải dựa trên chu kì sản xuất kinh doanh của khách hàng và Ngân hàng chỉ thu nợ khi khách hàng bắt đầu có thu nhập hình thành từ vốn vay. Nếu đối tượng sử dụng của vốn vay chỉ tham gia vào một chu kì thì Ngân hàng có thể áp dụng cách thứ nhất. Còn nếu khách hàng hoạt động trong nhiều chu kì gối nhau thì nên áp dụng cách thứ hai.

Thông qua việc xác định thời hạn cho vay linh hoạt và hợp lý đồng vốn của Ngân hàng sẽ phát huy tác dụng đối với khách hàng và điều đó đảm bảo Ngân hàng có thể thu hồi được nợ và mở rộng được dư nợ tín dụng, đặc biệt là dư nợ trung và dài hạn.

Một phần của tài liệu vay ho sxkd (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)