CNH_HĐH đến hoạt động của NHNo&PTNT Hà Tây
3.1. Môi trường kinh tế xã hội Hà TâyThuận lợi Thuận lợi
Đảng và Nhà nước có nhiều chủ chương chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nghị quyết TW 5 khoá IX khuyến khích phát triển kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế tư nhân ...Ngành Ngân hàng ban hành qui chế mới về cho vay với lãi suất thoả thuận và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc về cơ chế đảm bảo tiền vay ...tạo hành lang pháp lý thuận lợi để NHNo&PTNT Hà Tây mở rộng hoạt động kinh doanh.
NHNo&PTNT Hà Tây nằm trên địa bàn Hà Tây, một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng nằm ở phía tây nam, sát Thủ đô Hà Nội, diện tích tự nhiên 2.193 km2, diện tích đất gieo trồng cây nông nghiệp là 241.000 ha. Toàn tỉnh có 325 xã, phường; dân số xấp xỉ 2,4 triệu người phân bố vào khoảng 53 vạn hộ trong đó có khoảng 49 vạn hộ sản xuất nông nghiệp. Toàn tỉnh có 939 doanh nghiệp, 147 làng nghề với nhiều sản phẩm đa dạng, 181 trang trại sản xuất kinh doanh làm ăn hiệu quả.
Trong 6 năm gần đây kinh tế của tỉnh có mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,73% trong đó năm 2002 tốc độ tăng GDP đạt 9,87% tăng 2,07% so với năm 2001.
Tổng sản lượng lương thực đạt 1.035 ngàn tấn vượt 3% mục tiêu năm, tăng 7,6% so với năm 2001. Chăn nuôi, tổng đàn trâu bò 116.800 con, tăng 2,3%, trong đó đàn bò sữa 2.700 con, tăng 50% so với năm 2001. Giá trị nông lâm thuỷ sản tăng 4,5%
Giá trị công nghiệp_tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 16,4%, năm 2002 đạt 4.888 tỷ, tăng 25%. Trong đó công nghiệp ngoài quốc doanh 2013 tỉ tăng 18%, khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 980 tỉ tăng 8,2%. Nhìn chung khu vực công nghiệp _tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá, một số sản phẩm truyền thống tiêu thụ tốt
Thương nghiệp tổng mức bán lẻ tăng bình quân 15,98% năm, năm 2002 đạt 3.625 tỷ tăng 15%. Trong đó kinh tế Nhà nước 857 tỉ tăng 3,21%, xuất khẩu 57,5 triệu USD tăng 3%.
Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển hạ tầng 2.467 tỷ.
Tổng du khách tham quan du lịch đạt 1.750 ngàn lượt khách cho doanh thu 186 tỷ tăng 16%.
Tổng thu ngân sách 660 tỷ 125% kế hoạch. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch vụ (Nông nghiệp 35,9%, Công nghiệp và XDCB 34,6%, Dịch vụ 29,4%). Nhiều khu, cụm công nghiệp của trung ương và của tỉnh được qui hoạch và đang hình thành để đi vào hoạt động cho thấy một tiềm năng công nghiệp trong tương lai. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 280 ngàn hộ bằng 51,7% tổng số hộ. Nhiều dự án kinh tế đang được triển khai tại tỉnh như dự án phát triển đàn bò sữa, đàn lợn nạc... tạo thuận lợi cho NHNo&PTNT Hà Tây mở rộng kinh doanh. Chính trị xã hội ổn định đời sống nhân dân được cải thiện.
Đây là các nhân tố tác động một cách tích cực đến hoạt động của các Ngân hàng trên địa bàn Hà Tây nói chung, NHNo&PTNT Hà Tây nói riêng.
Khó khăn
- Kinh tế của tỉnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phát triển nhưng thị trường tiêu thụ chưa ổn định, giá các mặt hàng nông sản thấp
- Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn tự có thấp, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý yếu, sức cạnh tranh kém
- Mô hình HTX đã được chuyển đổi theo luật mới còn ở thời kì đầu, năng lực về vốn thấp, trình độ quản lý còn bất cập, cơ sở hạ tầng nông thôn còn nhiều thấp kém
- Công nghiệp chế biến nông sản còn ít chưa đủ sức đáp ứng thị trường vì vậy đầu ra của các sản phẩm nông nghiệp đang gặp khó khăn.
- Các làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới chậm khôi phục, phát triển mang tính tự phát, sản phẩm sản xuất ra có khả năng tiêu thụ, tiếp cận thị trường còn hạn chế
- Công tác qui hoạch tổng thể theo vùng, ngành nghề, cây con sản xuất hàng hoá chưa rõ. Qui mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Mô hình kinh tế trang trại còn ít, chủ yếu là do hộ nông dân nhận đấu thầu vùng đất trước đây khó canh tác để hình thành nên.
- Tiềm năng du lịch lớn song chưa được khai thác triệt để
- Chỉ số giá cả thị trường biến động lớn như giá vàng, giá đô la Mỹ, giá nhà đất tăng cao, tính cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn diễn ra ngày một sôi động và gay gắt hơn
3.2. Đối tượng khách hàng
-
- KKhháácchh hhànàngg llàà ddooaannhh nngghhiiệệpp:: Toàn tỉnh có 939 doanh nghiệp, trong đó có 95
DNNN_TW, 186 DNNN_địa phương, 369 Công ty TNHN, 40 Công ty cổ phần, 249 Doanh nghiệp tư nhân. Năm 2002 có 91 DNNN, 160 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quan hệ tín dụng với NHNo&PTNT Hà Tây, so với năm 2001 tăng 44 Doanh nghiệp, chiếm 26,73% tổng số Doanh nghiệp toàn tỉnh
-
- KhKháácchh hhàànngg llàà HHTTXX:: Toàn tỉnh Hà Tây có 533 HTX được chuyển đổi theo luật HTX, trong đó có 494 HTX nông nghiệp. Do phải chuyển đổi từ chế độ bao cấp sang thích nghi với một môi trường kinh doanh mới của nền kinh tế thị trường nhiều HTX đã gặp rất nhiều khó khăn, trình độ năng lực của ban quản lý còn nhiều hạn chế,
công nợ đọng, nợ khó đòi chưa được giải quyết một cách triệt để, vốn tự có thấp. Qua điều tra cho thấy chỉ có 176 HTX đủ điều kiện vay vốn của Ngân hàng.
-
- KKhháácchh hhàànngg llàà hhộộ nnôônng g ddâânn: Toàn tỉnh Hà Tây hiện có hơn 53 vạn hộ trong :
đó có khoảng 49 vạn hộ sản xuất nông nghiệp. Qua phân loại cho thấy số hộ giàu chiếm khoảng 10%, hộ khá chiếm khoảng 27,2%, hộ trung bình chiếm khoảng 51%, hộ nghèo chiếm khoảng 11,8%. Có hơn 400 hộ làm kinh tế trang trại trong đó có 181 trang trại sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Năm 2002 có 231.132 hộ có quan hệ tín dụng với Ngân hàng tăng 20.135 hộ so với năm 2001, đưa số hộ vay chiếm 43,61% tổng số hộ toàn tỉnh.
-
- KhKhácáchh hhàànngg làlà cácác c làlànngg ngnghhềề: Toàn tỉnh có 972 làng nghề, trong đó có 147 làng đạt tiêu chí làng nghề. Một số nghề như chế biến nông, lâm sản, sản xuất đồ mộc dân dụng, đồ gỗ mỹ nghệ, dệt lụa, cơ khí, thêu ren, may mặc...phát triển mạnh. Hiện tại hầu hết các làng nghề đều có quan hệ tín dụng đối với NHNo&PTNT Hà Tây.