Một số kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất.

Một phần của tài liệu vay ho sxkd (Trang 77 - 80)

xuất.

1. Kiến nghị đối với Nhà nước

T

Thhứứ nnhhấất:t: Song hành với việc đề ra các chủ chương, đường lối chính sách hỗ

trợ cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn Nhà nước cần tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện một cách sát sao hơn hiệu quả hơn để các chủ trương đường lối thực sự đi vào thực tiễn và phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó Nhà nước cần thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện, kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, cố tình thực hiện sai, thực hiện chưa đúng để mưu lợi cá nhân.

T

Thhứứ hhaai:i: Nhà nước cần xem xét điều chỉnh, bổ xung những vấn đề còn chưa

phù hợp trong hệ thống bảng giá cả một số mặt hàng, nhất là các mặt hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra mức giá đất chuẩn được qui định bởi ban vật giá Chính phủ hiện nay không phản ánh đúng tình hình thực tiễn trên thị trường, thấp hơn nhiều so với thực tế. Điều này làm cho giá trị các tài sản thế chấp, cầm cố là quyền sở hữu đất nhỏ, làm giảm khả năng thế chấp để vay được mức vốn lớn hơn. Mặt khác do giá đất ở từng địa bàn, từng khu vực, từng địa điểm trong từng thời gian khác nhau có mức biến động khác nhau. Nên chăng Nhà nước cho phép để Ngân hàng và khách hàng được quyền thoả thuận mức giá đất trên cơ sở lấy giá thị trường làm căn cứ.

T

Thhứứ bba:a: Nhanh chóng hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

cho nhân dân. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay vẫn chưa hoàn thành và đang diễn ra với tốc độ rất chậm. Sự chậm trễ này đã gây khó khăn rất lớn cho các hộ và Ngân hàng trong việc vay theo quyết định 67/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian tới đề nghị các cấp có thẩm quyền nhanh chóng tiến hành cấp sổ đỏ cho nhân dân.

T

Thhứ ứ ttưư:: Có chính sách bao tiêu sản phẩm đối với các sản phẩm là hàng nông

sản, hàng thủ công mỹ nghệ, tạo một thị trường ổn định để các hộ yên tâm sản xuất. Hiện nay do thị trường đầu ra không ổn định, hơn nữa các thương lái lạm dụng tình trạng khó khăn về vốn của người nông dân nên đã o ép, hạ giá khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gặp rất nhiều khó khăn. Nhà nước nên thành lập thêm các công ty xuất nhập khẩu sở hữu Nhà nước hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản và thủ công mỹ nghệ để đảm bảo tiêu thụ các sản phẩm đầu ra cho các hộ sản xuất.

2. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam

T

Thhứ ứ nnhhấất:t: Tiếp tục thực hiện mở rộng phạm vi hoạt động, thành lập thêm các

chi nhánh, các Ngân hàng lưu động, các bàn tiết kiệm ở các vùng tập trung nhiều làng nghề, đông dân cư, để mạng lưới Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có

mặt ở tất cả các miền quê, là người bạn thân thiết của bà con nông dân trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Bên cạnh đó cần nâng quyền phán quyết của các chi nhánh, các Ngân hàng lưu động, các Ngân hàng loại 4, để các Ngân hàng có thể hoạt động một cách chủ động và hiệu quả hơn.

T

Thhứứ hahai:i: Mở rộng hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng. Hiện tại trong

toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng nhìn chung vẫn chưa phát triển, đặc biệt là các chi nhánh cơ sở ở các vùng nông thôn. Theo xu thế phát triển và thực tế cho vay đối với các hộ sản xuất ở Hà Tây cho thấy cho vay theo hạn mức tín dụng là hình thức cho vay phù hợp và được các hộ rất yêu thích, đặc biệt là các hộ trong các làng nghề và các hộ kinh doanh dịch vụ. Chính vì vậy kiến nghị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nghiên cứu đề ra một cơ chế cho vay theo hạn mức tín dụng phù hợp nhất và tổ chức triển khai ngay để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

3. Kiến nghị đối với các hộ sản xuất.

T

Thhứ ứ nnhhấấtt: Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cán bộ tín dụng trong quá trình :

thẩm định tín dụng. Để cho quá trình thẩm định diễn ra một cách nhanh chóng, chính xác, các hộ sản xuất cần cung cấp một cách đầy đủ và kịp thời những thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác tài chính, ngân quĩ... và các thông tin khác nếu được yêu cầu. Đây là một việc làm hết sức cần thiết để cán bộ tín dụng xem xét xem dự án đầu tư có hiệu quả hay không tránh thất thoát tài sản, vốn của cả khách hàng và Ngân hàng khi tiến hành đầu tư vào các dự án không có tính khả thi.

T

Thhứứ hhaaii:: Nghiêm chỉnh chấp hành các thoả thuận, cam kết trong hợp đồng tín

dụng như sử dụng vốn đúng mục đích, không sử dụng vốn vay Ngân hàng để sản xuất kinh doanh những mặt hàng bị pháp luật cấm... Nếu xảy ra các biến cố không mong muốn và không thể lường trước được phải hợp tác một cách toàn diện với Ngân hàng trong việc khắc phục hậu quả, cố gắng hoàn thành nghĩa vụ tài chính cho Ngân hàng ở mức tối đa có thể.

T

Thhứứ bbaa: Quá trình tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý :

vốn tốt. Thực hành tiết kiệm nguồn lực, bảo vệ môi trường sinh thái, sản xuất sản phẩm theo đúng qui trình đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước như đóng thuế đầy đủ. Đối với các hộ sản xuất kinh doanh lớn có sử dụng lao động thì phải thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về sử dụng lao động, các qui định về bảo hộ lao động và các nghĩa vụ khác đối với người lao động.

Kết luận

Trong những năm vừa qua NHNo&PTNT Hà Tây đã cho vay đối với hộ sản xuất lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, là Ngân hàng dẫn đầu trong hệ thống Ngân hàng thương mại cho vay hộ sản xuất phát triển kinh tế, góp phần to lớn vào công cuộc CNH_HĐH nông nghiệp nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bộ mặt kinh tế nông thôn Hà Tây đã và đang thay đổi từng ngày nhờ những đồng vốn quí báu của Ngân hàng. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Hà Tây vẫn còn gặp phải một số vướng mắc nhất định làm ảnh hưởng đến khả năng tăng dư nợ đối với thành phần kinh tế này. Với mong muốn NHNo&PTNT Hà Tây tăng trưởng và phát triển hoạt động kinh doanh một cách ổn định và hiệu quả, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu về vốn, đặc biệt là vốn cho các hộ mở rộng sản xuất trong thời kì mới, trong chuyên đề này em đi sâu nghiên cứu tìm hiểu hoạt động sản xuất, xu hướng vận động phát triển của hộ sản xuất trên địa bàn Hà Tây, tìm ra những nguyên nhân vướng mắc, những hạn chế trong việc mở rộng tín dụng đối với thành phần kinh tế này. Trên cơ sở đó em đề ra những hướng khắc phục, những kiến nghị đối với các cá nhân, tổ chức có liên quan để hoạt động tín dụng phát triển kinh tế hộ phát triển hơn nữa, mở rộng hơn nữa.

Một phần của tài liệu vay ho sxkd (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)